Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 12/04/2023, 07:24 (GMT+7)

Chỉ số SPF trên kem chống nắng là gì? Ý nghĩa của các chỉ số trên kem chống nắng

Để bảo vệ làn da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời thì việc lựa chọn một loại kem chống nắng phù hợp vô cùng quan trọng. Vậy chọn kem chống nắng có chỉ số SPF bao nhiêu là đủ? Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về các chỉ số trên kem chống nắng.

1. Tia UV là gì? Ảnh hưởng của ánh nắng mặt trời tới da.

Tia UV (viết tắt là Ultraviolet); hay còn có tên gọi khác là tia cực tím, tia tử ngoại. Phần lớn trong ánh sáng mặt trời đều có loại tia này. Theo tính toán, tia UV là tia có bước sóng ngắn và năng lượng cao.

Việt Nam là nước có đường xích đạo đi ngang, lượng ánh sáng mặt trời ở đây khá nhiều. Do đó, người dân sinh sống ở đây thường chịu tác hại của tia UV nhiều hơn so với một số quốc gia khác.

Tia UV gồm 3 loại A, B và C; Người ta chia chúng dựa vào bước sóng của các tia.

  • Tia UVA( (bước sóng 315 - 380 nm) chiếm 95% lượng tia cực tím xuống trái đất và tác động trực tiếp đến con người, là nguyên nhân gây nên hiện tượng lão hóa da ở con người.
  • Tia UVB (bước sóng 280 - 315 nm) chiếm 5% lượng tia cực tím xuống trái đất. Cũng như tia UVA, UVB tác động mạnh lên bề mặt của làn da và gây ra hiện tượng đỏ da, cháy nắng và tệ hơn nữa là bệnh ung thư da .
  • Tia UVC (bước sóng 100 - 280 nm) là tia có bước sóng ngắn nhất, gây hại cho cơ thể nhiều nhất tuy nhiên do bị cản bởi tầng ozone nên gần như toàn bộ tia UVC không đến được bề mặt trái đất.
    Tia UV gây nguy hiểm cho da
    Tác hại của tia UV đến da (Nguồn: Sưu tầm)

Tác động tích cực của tia UV:

  • UV có tác dụng giúp cơ thể tổng hợp vitamin D, chống còi xương, chữa một số bệnh ngoài da...
  • Với liều lượng vừa phải, tia UV kích thích mọi hoạt động của cơ thể.

Tia UV cũng gây nguy hiểm cho sức khỏe con người:

  • Tổn thương DNA của tế bào da, nguy cơ gây ung thư da, bệnh da nhạy cảm ánh sáng, lão hóa da.
  • Gây bỏng nắng, Giảm HA trong da, Hủy sợi collagen dưới da, Tạo melanin làm đen da, nám da và tàn nhang.
  • Ảnh hưởng tới mắt khi tiếp xúc trực tiếp với mắt, nhẹ thì gây giảm thị lực tạm thời sau một thời gian tự hết, nặng hơn gây tổn thương võng mạc, đục thủy tinh thể và có thể gây mất thị lực hoàn toàn.
  • Phơi nắng trong thời gian dài có thể gây ra ức chế thần kinh, trầm cảm... do hấp thụ nhiều tia UV

Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện ra ảnh hưởng của các bước sóng ánh sáng đối với cơ thể người. Không chỉ tia UV mà ánh sáng nhìn thấy được (bước sóng 380-700 nm) và ánh sáng hồng ngoại (bước sóng 700nm-1mm) cũng gây ra một số tác hại với da: gây ra stress oxy hóa, tạo gốc tự do, tăng sắc tố, giảm collagen, thoái hóa mô liên kết,...

2. Chỉ số SPF là gì? Ý nghĩa của chỉ số SPF 50 trên kem chống nắng

Chỉ số SPF (Sun Protection Factor)

Là giá trị đo lường mức độ chống tia UVB của kem chống nắng. Chỉ số SPF thấp nhất là SPF15 và cao nhất là SPF100. Chỉ số SPF có tỉ lệ thuận với khả năng chống lại tia UV.

Cụ thể hơn, theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da trong khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, da còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nên thời gian trên thực tế chỉ bằng khoảng 50 – 60% lý thuyết. Ví dụ, bạn sử dụng kem chống nắng có chỉ số  SPF 30 thì thời gian chống nắng chỉ còn khoảng 200 phút; SPF 50 tương ứng với 300 phút;…

Chọn chỉ số SPF phù hợp đem lại hiệu quả chống nắng tốt
Chọn chỉ số SPF phù hợp đem lại hiệu quả chống nắng tốt (Nguồn: Sưu tầm)

Ý nghĩa chỉ số SPF trên kem chống nắng được hiểu theo 2 cách:

Theo thời gian bảo vệ da khỏi tia UV: Để biết được thời gian bảo vệ da của kem chống nắng khỏi những tác hại có trong tia UVB là bao nhiêu thì ta lấy chỉ số SPF nhân với 10 (tính bằng phút).

Cụ thể, kem chống nắng SPF 50, ta có: 50 x 10 = 500, suy ra thời gian bảo vệ da là 500 phút. (trên lý thuyết)

Theo phần trăm ngăn chặn tia UV tác động vào da: Trong điều kiện hoàn hảo thì chỉ số SPF 15 trong kem chống nắng có thể chống lại khoảng 93,4% tác hại từ tia UVB, SPF 30 là khoảng 96,7% và SPF 50 là khoảng 98%.

Lưu ý: Dù hiểu theo cách nào thì các tỉ lệ trên có thể bị biến đổi do nhiều yếu tố tác động như điều kiện môi trường, chất sản phẩm,….

3. Chỉ số PA là gì? Ý nghĩa của chỉ số PA trên kem chống nắng.

PA (Protection Grade of UVA)

Là chỉ số đo khả năng chống tia UVA của kem chống nắng. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương với khả năng chống nắng như sau:

  • PA+ có hiệu quả chống tia UVA 40-50%
  • PA++ khoảng 60-70%
  • PA+++ có hiệu quả cao nhất trên 90%.
    Chỉ số PA trên kem chống nắng
    Chỉ số PA trên kem chống nắng (Nguồn: Sưu tầm)

Hầu hết các loại sản phẩm chống nắng trên thị trường đều chống được tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng có chỉ số PA. Bạn nên chọn loại chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để da được bảo vệ tối đa. Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi 2 tia UVB và UVA trên bao bì thường ghi như sau: SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++).

4. Có phải kem chống nắng có chỉ số SPF càng cao càng tốt?

Nhiều người cho rằng chỉ số SPF càng cao thì khả năng chống lại tia UV càng cao. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu cho thấy điều này không hoàn toàn đúng. Kem chống nắng tốt là kem chống nắng phù hợp với làn da của từng người, ta không thể chỉ dựa vào chỉ số SPF để đánh giá sản phẩm có SPF cao hơn sẽ tốt hơn so với sản phẩm có số SPF thấp. Đôi khi chỉ số SPF không phù hợp sẽ gây tác động xấu đến làn da.

5. Nên dùng kem chống nắng có chỉ số SPF bao nhiêu ?

Theo các chuyên gia về da liễu, chúng ta nên sử dụng các loại kem chống nắng có chỉ số SPF30 đến SPF50.

Những loại kem chống nắng có chỉ số SPF nhỏ hơn 30, không mang lại hiệu quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu tình trạng da của bạn đang bị mụn viêm sưng thì bạn chỉ nên dùng loại kem chống nắng có chỉ số SPF từ 15-30 để tránh gây kích ứng da.

Với các chỉ số SPF rất cao, dao động từ 60-100, chỉ nên sử dụng ở những vùng da đặc biệt cần tránh nắng như da đang điều trị nám hay bị dị ứng với ánh nắng.

Việc lựa chọn kem chống nắng như thế nào là tốt nhất với làn da của mình phụ thuộc vào chỉ số SPF. Không phải cứ chỉ số SPF càng cao thì càng tốt, vì có thể gây ảnh hưởng tới da và hiệu quả chống nắng cũng không hơn các loại chỉ số SPF thấp hơn.

 

Bài viết này thuộc series Làm đẹp

Những cách làm đẹp từ dân gian hoặc khoa học đã chứng minh.

Xem thêm
Cùng chuyên mục