Kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học là gì? Cách phân biệt hai loại kem chống nắng này
Chắc hẳn trước khi mua kem chống nắng, nhiều người vẫn luôn tự hỏi "Nên mua kem chống nắng vật lý hay hóa học?". Để tìm ra câu trả lời, bạn cần hiểu rõ ưu, nhược điểm của từng loại kem. Hãy đọc bài viết dưới đây của Tiếp thị Gia đình để chọn được cho mình sản phẩm phù hợp nhé.
1. Cách phân biệt kem chống nắng vật lý và kem chống nắng hóa học
Kem chống nắng vật lý là gì?
Định nghĩa: Kem chống nắng vật lý là loại kem chống nắng vô cơ ( trong tiếng anh gọi là “Sunblock”).
Thành phần: Kem chống nắng vật lý thường gồm các thành phần titanium dioxide, zinc oxide, sắt oxide, magiê silicat. Trong đó, Titanium dioxide là thành phần có tác dụng chính, tạo nên một lớp kem màu trắng trên da.
Cơ chế hoạt động: Lớp kem này có khả năng phản xạ lại các tia UV, ngăn cản không cho tia UV xuyên đến da làm đen da, sạm da.
Ưu điểm:
- Thành phần lành tính, ít gây kích ứng, bảo vệ da bền vững trong thời gian dài.
- Phù hợp với da em bé và da nhạy cảm.
- Có thể ra đường ngay sau khi thoa mà không cần chờ 15-20 phút như kem chống nắng hóa học.
Nhược điểm:
- Dễ gây bí da, khiến da bóng nhờn và có nguy cơ cao gây mụn.
- Thường để lại vệt trắng trên da sau khi bôi hoặc khi đổ mồ hôi, khiến da trắng bạch, mất thẩm mỹ.
Kem chống nắng hóa học là gì?
Định nghĩa: Kem chống nắng hóa học (hay còn gọi là “sunscreen”) được điều chế từ những thành phần hóa học.
Thành phần: avobenzone, oxybenzone, sulisobenzone…
Cơ chế hoạt động: Thay vì phản xạ lại tia UV trước khi chúng tiếp xúc da như kem chống nắng vật lý, kem chống nắng hóa học sẽ hấp thụ các tia UV này và phân hủy, xử lý trước khi chúng gây nguy hại cho da.
Ưu điểm:
- Thấm nhanh vào da, khô thoáng, không gây bóng dầu, không để lại lớp màu trên da.
- Tiết kiệm hơn rất nhiều vì lượng kem sử dụng ít hơn so với kem chống nắng vật lý.
- Dễ tiệp vào màu da hơn, có thể được sử dụng để thay kem lót trang điểm.
- Phù hợp với làn da dầu, mụn.
Nhược điểm:
- Sau khi thoa kem chống nắng, cần chờ 15 – 20 phút cho kem hấp thụ vào da rồi mới có thể ra ngoài trời.
- Thường xuyên thoa lại sau 2 – 3 tiếng nếu làm việc, vui chơi ngoài trời vì chúng không bền vững trên da khi tiếp xúc ánh nắng.
- Các thành phần trong kem chống nắng hóa học có thể gây kích ứng cho da, nhất là da nhạy cảm.
Kem chống nắng vật lý lai hóa học
Nhờ việc phân tích được ưu và nhược điểm của cả hai loại kem chống nắng vật lý và hóa học mà các nhà sản xuất đã tung ra thị trường “con lai” của chúng, đó là kem chống nắng vật lý lai hóa học, hay còn được gọi là Mexoplex sunscreen.
Kem chống nắng vật lý lai hóa học sẽ giúp bạn giải quyết những nhược điểm của cả 2 loại kem chống nắng nêu trên. Cụ thể, dòng kem này vừa không để lại lớp màng như kem chống nắng vật lý, vừa bảo vệ da trong thời gian dài như kem hoá học. Đặc biệt những tuýp kem chống nắng Mexoplex có phổ chống tia UV khá rộng lên đến PPD 38 (Hơn cả PA++++).
Các dòng sản phẩm chống nắng lai vật lý và hóa học này bao gồm các thành phần hóa học và khoáng chất tự nhiên bảo vệ da khỏi tia UV như: Mexoryl XL, Meroxyl SX, Tinosorb S
Ngoài ra, dạng kem chống nắng hóa học và vật lý còn tối ưu hóa được ưu điểm của cả hai dạng kem vật lý và hóa học như: thấm nhanh, không gây bết dính, nặng mặt, ít để lại màng trắng, ít gây kích ứng cho da.
Song, loại kem này cũng không tránh khỏi nhược điểm. Thông thường trong thành phần của kem có tinosorb là một chất tan trong dầu, tạo hiệu ứng da bị bóng lên như hiện tượng bóng dầu, điều mà các bạn có làn da dầu có thể sẽ không thích.
2. Cách chọn kem chống nắng phù hợp với da
Để lựa chọn cho mình loại kem chống nắng phù hợp, trước tiên bạn phải xác định được loại da cũng như tình trạng da của mình.
Nếu bạn sở hữu làn da nhạy cảm đến cực kỳ nhạy cảm thì kem chống nắng vật lý với các thành phần lành tính sẽ là chân ái cho làn da bạn. Ngoài ra, với những ai có làn da thường tới da khô thì cũng có thể dùng kem chống nắng vật lý.
Ngược lại, kem chống nắng hóa học với kết cấu mỏng nhẹ, thấm nhanh vào da lại là lựa chọn phù hợp với các bạn có làn da dầu, da mụn.