Thứ ba, 04/04/2023, 16:27 (GMT+7)

Kem chống nắng là gì? Những điều cơ bản về kem chống nắng mà bạn cần biết.

(Tiếp thị Gia đình) Kem chống nắng là gì? Hiểu đơn giản, kem chống nắng là một sản phẩm giúp chống nắng, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời. Vậy tại sao phải sử dụng kem chống nắng? Nên sử dụng kem chống nắng nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về kem chống nắng.

Kem chống nắng là gì?

Kem chống nắng là sản phẩm kem dưỡng có tác dụng bảo vệ da khỏi những tác động xấu của ánh nắng mặt trời. Cụ thể, kem chống nắng có khả năng hấp thụ hoặc phản xạ các bức xạ tử ngoại (tia UV) từ ánh nắng mặt trời, bao gồm tia UVA và UVB. Tiếp xúc với các loại tia này trong thời gian dài sẽ khiến da bị phá hủy và biến đổi cấu trúc. Hậu quả là da bị đen hơn, nhăn nheo, chảy xệ hoặc thậm chí là ung thư.

Kem chống nắng là gì
Kem chống nắng là gì? (Nguồn: Internet)

Tác dụng của kem chống nắng

Như đã nêu ở trên, nếu da tiếp xúc trực tiếp hoặc quá lâu với ánh nắng mặt trời, da bạn sẽ bị đen, sạm, nhăn nheo, chảy xệ hoặc thậm chí là ung thư. Kem chống nắng chính là cứu tinh cho những vấn đề ấy.  Ngoài ra, một số sản phẩm chống nắng còn có khả năng dưỡng ẩm, nâng tone da, vì thế một số chị em còn sử dụng chúng thay thế cho kem dưỡng ẩm hoặc kem lót, kem nền khi trang điểm.

Đối với một số người có làn da yếu, đang trong quá trình điều trị da, da dễ bị tổn thương bởi tia UV thì việc sử dụng kem chống nắng lại càng trở nên quan trọng hơn.

Tác dụng tuyệt vời của kem chống nắng
Tác dụng tuyệt vời của kem chống nắng (Nguồn: Internet)

Các chỉ số trên kem chống nắng thể hiện điều gì?

SPF VÀ PA là 2 chỉ số quan trọng để lựa chọn kem chống nắng phù hợp.

Chỉ số SPF(Sun Protection Factor)

Là giá trị đo lường mức độ chống tia UVB. Chỉ số SPF thấp nhất là SPF15 và cao nhất là SPF100. Chỉ số càng cao thì khả năng chống lại tia UV càng cao hoặc càng lâu.

Thời gian chống nắng = chỉ số SPF x 10

Cụ thể hơn, theo định mức quốc tế, 1 SPF có khả năng bảo vệ da trong khoảng 10 – 15 phút. Tuy nhiên, da còn chịu ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường nên thời gian trên thực tế chỉ bằng khoảng 50 – 60% lý thuyết. Ví dụ, bạn sử dụng kem chống nắng có chỉ số  SPF 30 thì thời gian chống nắng chỉ còn khoảng 200 phút; SPF 50 tương ứng với 300 phút;…

Chỉ số SPF trên kem chống nắng
Chỉ số SPF trên kem chống nắng (Nguồn: Internet)

PA (Protection Grade of UVA)

Là chỉ số đo khả năng chống tia UVA. Có 3 mức độ là PA+, PA++, PA+++ tương với khả năng chống nắng như sau: PA+ có hiệu quả chống tia UVA 40-50%, PA++ khoảng 60-70% và PA+++ có hiệu quả cao nhất trên 90%.

Hầu hết các loại sản phẩm chống nắng trên thị trường đều chống được tia UVB, nhưng không phải loại nào cũng có chỉ số PA. Bạn nên chọn loại chống nắng có cả 2 chỉ số SPF và PA để da được bảo vệ tối đa. Các sản phẩm chống nắng bảo vệ da khỏi 2 tia UVB và UVA trên bao bì thường ghi như sau: SPF… PA… (Ví dụ SPF50 PA+++).

Chỉ số PA trên kem chống nắng
Chỉ số PA trên kem chống nắng(Nguồn: Internet)

Phân loại kem chống nắng

Kem chống nắng có 2 loại là kem chống nắng vật lý (phản xạ tia UV) và kem chống nắng hóa học (hấp thụ tia UV).

Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia UV
Kem chống nắng giúp bảo vệ da khỏi tia UV (Nguồn: Internet)

Kem chống nắng vật lý (sunblock)

Cơ chế: kem chống nắng vật lý che phủ trên bề mặt da tạo thành một lớp rào cản vật lý phản xạ và phân tán tia UV ra khỏi cơ thể.

Thành phần: Titan oxit, Oxit kẽm hoặc Oxit sắt,

Ưu điểm: dùng cho những ai có da nhạy cảm; tạo một lớp dày trước da nên khả năng che phủ lâu và bảo vệ da tốt hơn.

Nhược điểm: Kem để lại một lớp mờ đục khi bôi lên da, gây cảm giác bít lỗ chân lông và bí da.

Kem chống nắng hóa học (sunscreen)

Cơ chế: hấp thụ, thẩm thấu và chuyển hoá tia UV thành tia có năng lượng thấp hơn, an toàn hơn, trước khi chúng làm tổn thương lớp hạ bì.

Thành phần: avobenzone, sulisobenzone, oxybenzone và acid para-aminobenzoic (PABA).

Ưu điểm: kết cấu mỏng, nhẹ, không màu, không mùi và khô ráo và thẩm thấu tốt trên da và ít nhờn rít.

Nhược điểm: có thể gây dị ứng ở một số người da nhạy cảm; dễ thấm qua da vào máu, nội tạng, sữa mẹ,… và có thể gây rối loạn nội tiết. Ngoài ra, muốn kem có hiệu quả phải bôi trước khi ra nắng trước 20-30 phút.

Bôi kem chống nắng đúng cách

  • Bôi kem chống nắng kể cả khi trời không nắng và không hoạt động ngoài trời.
  • Nên thử một lượng nhỏ trên da tay trước để kiểm tra có kích ứng với sản phẩm không. Nếu thấy mẩn đỏ thì phải rửa ngay với nước sạch và dừng sử dụng.
  • Dùng một lượng đủ để che phủ hết bề mặt da cần chống nắng.
  • Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài 30 phút và bôi lại sau 2-3 tiếng.
  • Không nên dùng kem chống nắng kết hợp với bôi các loại thuốc ngoài da.
  • Tẩy trang kỹ sau khi sử dụng kem chống nắng.
  • Nên chọn sản phẩm có các chỉ số SPF, PA phù hợp với nhu cầu và môi trường sống.
  • Cần chú ý bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu của nhà sản xuất để có hiệu quả chống nắng tốt nhất.
  • Hỏi ý kiến của bác sĩ da liễu trước khi sử dụng kem chống nắng nếu da bạn yếu hoặc đang trong quá trình điều trị da.
Cùng chuyên mục