Các câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu dễ lây lan và phổ biến nhất vào khoảng thời gian xuân hè, vì độ ẩm trong không khí cao, virus dễ phát triển. Dưới đây là top 5 câu hỏi thường gặp về bệnh thủy đậu.
1. Bệnh thủy đậu có lây không?
Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm và lây truyền từ người sang người bằng cách tiếp xúc trực tiếp, lây lan qua không khí từ các giọt nước bọt nhỏ li ti được tiết ra từ đường hô hấp (ho, hắt hơi, nói chuyện...) hoặc lây từ các chất dịch từ nốt phỏng.
Ngoài ra, bệnh thủy đậu còn lây truyền gián tiếp qua những đồ vật bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng. Ví dụ như dùng chung đồ dùng cá nhân: bàn chải đánh răng, khăn mặt, ăn uống chung với người đang bị thủy đậu. Hoặc bệnh thủy đậu lây lan qua sự tiếp xúc với quần áo, vải trải giường bị dính chất dịch từ ban ngứa hoặc từ miệng hay mũi của người bị bệnh.
Thủy đậu dễ lây nhiễm nhất trong giai đoạn đầu và giai đoạn đầu của sự phát ban. Nó có thể lây nhiễm từ 48 giờ trước khi các tổn thương da đầu tiên xuất hiện (hai ngày trước khi phát ban) cho đến khi các tổn thương cuối cùng đã bị vỏ bọc (các nốt trái rạ tạo thành sẹo). Sự lây truyền gián tiếp (do những người mang đã có miễn dịch) không xảy ra. Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh.
2. Triệu chứng thường gặp của bệnh thủy đậu?
Các triệu chứng phổ biến nhất của bệnh thủy đậu là phát ban, sốt, ho, chóng mặt, nhức đầu, và chán ăn. Ban thường xuất hiện trên da đầu và cơ thể, và sau đó lan lên mặt, cánh tay và chân. Ban thường tạo 200-500 mụn nước gây ngứa thành các cụm liên tiếp. Bệnh kéo dài khoảng 5-10 ngày.
Mỗi giai đoạn của bệnh thủy đậu sẽ có những biểu hiện rõ rệt.
3.Bị bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi?
Thông thường, bệnh thủy đậu kéo dài trong khoảng từ 7 – 12 ngày. Nhưng để thủy đậu khỏi hoàn toàn phải mất đến từ 20 – 25 ngày bởi bệnh trải qua nhiều giai đoạn. Các biểu hiện hiện như nổi mẩn đỏ, sốt, xuất hiện mụn nước chỉ nằm ở giai đoạn thứ 2 và thứ 3 của bệnh.
Các giai đoạn của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu có thể chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu
Kéo dài từ 10 – 14 ngày mà không có dấu hiệu rõ ràng, cụ thể.
Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu
Kéo dài từ 1 – 2 ngày với các triệu chứng có thể nhận biết bằng mắt thường như nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, chán ăn…
Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu
Kéo dài từ 12 – 24h với sự xuất hiện nhanh chóng của các mụn nước.
Giai đoạn hồi phục bệnh thủy đậu
Từ 5 – 10 ngày tùy vào chế độ ăn uống, kiêng cữ và chăm sóc của người bệnh.
4.Bệnh thủy đậu có thể gây tử vong không?
Thủy đậu là bệnh lành tính, phần lớn các trường hợp mắc bệnh thủy đậu đều nhẹ, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra tử vong. Các biến chứng nguy hiểm của thủy đậu như: viêm phổi, viêm não,... đều là nguyên nhân có thể dẫn đến tử vong.
Trước khi có vắc-xin thủy đậu, mỗi năm khoảng 100 người tại Mỹ tử vong do bệnh thủy đậu.
5.Bệnh thủy đậu có tái nhiễm không?
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm, có tính miễn nhiễm cao.
Các đối tượng nếu đã bị thủy đậu 1 lần, sau khi khỏi bệnh thì sẽ có khả năng miễn dịch suốt đời. Nguyên nhân bởi lượng kháng thể tự nhiên đầy đủ và tồn tại bền vững trong hệ miễn dịch của cơ thể trong thời gian chiến đấu với virus thủy đậu. Do đó, rất hiếm trường hợp bệnh nhân bị thủy đậu lần 2.
Tuy nhiên, khi tuổi tác càng cao, hệ miễn dịch suy giảm, người bệnh từng nhiễm bệnh thủy đậu có nguy cơ mắc bệnh Zona. Virus gây bệnh thủy đậu varicella-zoster vẫn còn tồn tại trong các tế bào thần kinh sau khi vết mụn nước nhiễm trùng trên da đã lành.
Bên cạnh đó, những người đang dùng các thuốc ức chế miễn dịch để điều trị một số loại bệnh cũng là đối tượng dễ mắc bệnh Zona sau khi bị thủy đậu.
6.Bị thủy đậu có được tắm không?
Bệnh thủy đậu cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày bằng cách tắm nước ấm. Khi tắm không nên chà xát mạnh để tránh làm vỡ các vết mụn nước, dẫn đến nhiễm trùng da.
Ngoài ra, người bệnh thủy đậu cần được chăm sóc cẩn thận, tránh những nơi có gió, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, hạn chế các loại thức ăn có tính axit.