Cách chăm sóc bệnh thủy đậu an toàn, đúng cách tại nhà
Bệnh thủy đậu chăm sóc như thế nào tại nhà? Hãy cùng Tiếp thị & Gia đình tìm hiểu cách chăm sóc thủy đậu an toàn và đúng cách, tránh để lại sẹo và biến chứng.
1.Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng, dễ lây lan do virus varicella-zoster gây ra. Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu thường là trẻ em vì hệ miễn dịch còn yếu, tuy nhiên, người lớn chưa tiêm phòng vắc xin thủy đậu cũng có thể mắc bệnh này.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu ở từng giai đoạn
Triệu chứng thường thấy của bệnh thủy đậu là phát ban biến thành mụn nước ngứa, chứa đầy chất lỏng, cuối cùng đóng vảy. Phát ban đầu tiên có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Thường mất khoảng một tuần để tất cả các mụn nước đóng vảy.
Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu
Thời gian ủ bệnh của virus thủy đậu trung bình từ 5 đến 21 ngày, với những người từng bị động vật cắn hoặc cào, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
Người bệnh trong giai đoạn virus thủy đậu ủ bệnh trong cơ thể sẽ không có những biểu hiện rõ rệt nào.
Giai đoạn phát bệnh thủy đậu
Trước khi phát ban 1-2 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, đau đầu, nôn ói, đau họng,....
Sau 1-2 ngày, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da, với đường kính vài mm, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Một số người bệnh còn xuất hiện hạch sau tai, viêm họng.
Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu
Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Những nốt đỏ tròn nhỏ mọc nhanh khắp cơ thể hoặc mọc rải rác trong vòng 12 đến 24 giờ.
Sau đó các nốt này tiến triển thành những mụn nước, bọng nước, rồi khô đi, bong vảy và tự khỏi hoàn toàn sau 4 đến 5 ngày. Các mụn nước gây ra cảm giác ngứa, rát, khó chịu cho người bệnh.
Giai đoạn hồi phục sau thủy đậu
Mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
Để ngăn ngừa các vết sẹo rỗ (lõm) sau khi bị thủy đậu, nên kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm.
2.Cách chăm sóc bệnh thủy đậu an toàn tại nhà
Bệnh thủy đậu được xem là bệnh lành tính nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách rất dễ gây các biến chứng như viêm phổi, viêm não,...đặc biệt là phụ nữ mang thai nếu bị thủy đậu sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thai nhi.
Chăm sóc bệnh thủy đậu: Chế độ sinh hoạt
Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh thủy đậu tại nhà
- Không tự ý thoa kháng sinh vì có thể gây phản ứng dị ứng. Dùng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng (nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh).
- Không sử dụng các loại thuốc chứa aspirin vì có thể gây ảnh hưởng đến gan và não bộ
- Cân nhắc dùng histamin để giảm ngứa, cần dùng đúng liều theo hướng dẫn của bác sĩ
- Không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ đang mang thai
- Để điều trị thủy đậu, các loại thuốc thường được dùng như thuốc kháng vi rút, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, các vitamin,…
- Các loại thuốc điều trị như valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir dùng cho người bệnh có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu từ trung bình đến nặng. Cách dùng, liều lượng từng loại thuốc, bạn có thể tham khảo tại đây.
- Khi có dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
Lưu ý trong vệ sinh khi bị bệnh thủy đậu
- Khi bị bệnh thủy đậu, bạn nên ở trong nhà, hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.
- Không nặn mụn nước để tránh để lại sẹo
- Không nên để móng tay dài, cắt móng tay để tránh cào, gãi gây bội nhiễm. Rửa tay sạch sẽ thường xuyên
- Mặc quần áo thoáng mát, mềm mại, dễ giặt giũ
- Tránh những nơi nhiều gió để không bị biến chứng viêm phổi
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm.
- Người bệnh nên sử dụng các vật dụng sinh hoạt cá nhân riêng: khăn mặt, cốc, chén, bát, đũa.
- Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân thủy đậu bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.
Chăm sóc bệnh thủy đậu: Chế độ dinh dưỡng
Bệnh thủy đậu kiêng ăn gì?
- Khi bị bệnh thủy đậu nên hạn chế các thức ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn nóng, có mùi như gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi,....
- Tránh đồ ăn có tính axit như: chanh, giấm, cà chua
- Không uống thức uống có cồn như bia, rượu hay các loại nước gây mất nước cho cơ thể như trà, cafe,...
- Tránh ăn các loại thực phẩm dễ để lại sẹo
Dinh dưỡng cho bệnh thủy đậu
- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin và khoáng chất trong quá trình bệnh. Đặc biệt là Vitamin A, Vitamin C, Kẽm, Canxi và Magie.
- Rau xanh, trái cây được khuyến cáo dùng nhiều khi bị bệnh thủy đậu như: dưa leo, bông cải xanh, cà rốt, các loại đậu, măng tây,...
- Bổ sung đầy đủ nước mỗi ngày. Có thể uống nước dừa để bổ sung chất điện giải.