Các phương pháp chẩn đoán bệnh thủy đậu chính xác, nhanh chóng
Bệnh thủy đậu là một bệnh lành tính, nhưng cần được điều trị kịp thời, đúng cách để tránh các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số phương pháp chẩn đoán bệnh thủy đậu cho kết quả nhanh chóng, chính xác.
1. Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu
Virus gây bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân, thời tiết nồm, ẩm, virus dễ phát triển.
Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu là trẻ em và những người chưa tiêm phòng vacxin thủy đậu hay có hệ miễn dịch yếu.
Đường lây truyền bệnh thủy đậu
Tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt mụn nước hay nước bọt, dịch mũi của người bệnh có trong không khí khi nói chuyện gần với họ hoặc khi họ hắt hơi, ho.
Thủy đậu lây theo đường hô hấp khi bệnh nhân thủy đậu ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi, người bình thường hít phải sẽ bị nhiễm bệnh.
Sinh hoạt chung với người bệnh
Nếu bạn tiếp xúc với dịch từ mụn nước bị vỡ ra (từ người bệnh hoặc các đồ vật, bề mặt tiếp xúc có dính chất dịch), thì cũng dễ bị nhiễm bệnh thủy đậu,
Dùng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh thủy đậu cũng rất dễ bị lây bệnh.
Lây truyền từ mẹ sang con
Thai phụ bị bệnh thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây khi sinh nở.
Phụ nữ khi mang thai nếu bị thủy đậu sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi, trẻ sinh ra có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.
Thời gian lây truyền bệnh thủy đậu
Thời gian ủ bệnh
Sau khi virus varicella-zoster đi vào trong cơ thể, thời gian ủ bệnh của loại virus này trung bình từ 5 đến 21 ngày, với những người từng bị động vật cắn hoặc cào, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
Thời gian lây truyền
Khi một người bị bệnh thủy đậu, họ có khả năng truyền bệnh cho người khác trong 1 đến 2 ngày trước khi phát ban, và dài nhất là 5 ngày sau khi xuất hiện lớp bọng nước đầu tiên.
Đồng thời, khả năng truyền bệnh vẫn tiếp tục cho đến khi mụn nước đóng vảy, thường là ngày thứ 5 sau khi nhiễm bệnh.
Với những người có hệ miễn dịch yếu hay bị thay đổi hệ miễn dịch, sự lây truyền có thể kéo dài hơn.
Tỷ lệ truyền nhiễm và mắc bệnh thủy đậu ở những người cùng chung sống trong một gia đình là 70 - 90%.
2. Các phương pháp chẩn đoán bệnh thủy đậu
Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng
Người bệnh được thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng để phát hiện bệnh thủy đậu như: bạch cầu máu ngoại vi giảm, lympho bào tăng, miễn dịch huỳnh quang, soi tìm vi rút, phân lập vi rút, .....
- Công thức máu: bạch cầu bình thường hoặc giảm.
- Sinh hóa máu: tăng men gan.
Phương pháp chẩn đoán xác định
Các phương pháp xét nghiệm thủy đậu phổ biến hiện nay là:
- Xét nghiệm dịch nốt phỏng PCR xác định ADN của Herpes zoster, Lam Tzanck tìm tế bào khổng lồ đa nhân,...
- Xét nghiệm huyết thanh học tìm kháng thể IgG và IgM trong máu bằng phương pháp miễn dịch hóa phát quang tự động trên máy Liaison hoặc ELISA.
- Xét nghiệm PCR phát hiện sự có mặt của virus Thủy đậu trong máu.
Phát hiện tăng hiệu giá kháng thể trong huyết thanh. Thông thường ở bệnh nhân mới nhiễm virus thủy đậu, sau 2 tuần sẽ có hiệu kháng thể (IgG/IgM) tăng gấp 2 - 4 lần trước đó.
Phương pháp chẩn đoán phân biệt
Bác sĩ thường loại trừ một số bệnh có triệu chứng hoặc biến chứng gần giống bệnh thủy đậu gây ra như: chốc lây dạng bọng nước, Herpes simplex lan tràn, Eczema dạng ecpet, Eczema do vacxin, nhiễm Rickettsia, nhiễm enterovirus.
Bệnh tay chân miệng
Giống thủy đậu, bệnh tay chân miệng cũng gây ra phỏng nước ở niêm mạc nhưng phỏng nhỏ hơn và chủ yếu phân bố ở tay, chân và mông.
Herpes simplex
Bệnh lý này cũng có phỏng nước nhưng lại thường tập trung ở vùng da chuyển tiếp niêm mạc quanh các hốc tự nhiên chứ không phân bố toàn thân như thủy đậu.