Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn
Bệnh thủy đậu là một loại bệnh truyền nhiễm, có những triệu chứng cụ thể ở mỗi giai đoạn của bệnh, cần lưu ý để điều trị và chăm sóc đúng cách, phù hợp.
Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan
Thủy đậu là một bệnh nhiễm trùng do virus varicella-zoster gây ra. Loại virus này có kích thước từ 200 nm đến 250 nm, thường xuất hiện vào mùa xuân, trong thời tiết nồm ẩm.
Bệnh thủy đậu được xem là bệnh lành tính, không có triệu chứng nặng nề ngoài những mụn nước nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách rất dễ gây nhiễm trùng da nơi mọc mụn nước, có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết, viêm não....
Đối tượng dễ mắc bệnh thủy đậu thường là trẻ em dưới 15 tuổi, nhưng người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Thủy đậu rất dễ lây lan từ người này sang người khác.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn
Triệu chứng thường thấy của bệnh thủy đậu là phát ban biến thành mụn nước ngứa, chứa đầy chất lỏng, cuối cùng đóng vảy. Phát ban đầu tiên có thể xuất hiện trên ngực, lưng và mặt, sau đó lan ra toàn bộ cơ thể, bao gồm cả bên trong miệng, mí mắt hoặc vùng sinh dục. Thường mất khoảng một tuần để tất cả các mụn nước đóng vảy.
Triệu chứng của bệnh thủy đậu được biểu hiện qua 4 giai đoạn. Cụ thể:
Giai đoạn ủ bệnh thủy đậu
Sau khi virus varicella-zoster đi vào trong cơ thể, thời gian ủ bệnh của loại virus này trung bình từ 5 đến 21 ngày, với những người từng bị động vật cắn hoặc cào, thời gian ủ bệnh sẽ ngắn hơn.
Người bệnh trong giai đoạn virus thủy đậu ủ bệnh trong cơ thể sẽ không có những biểu hiện rõ rệt nào.
Giai đoạn khởi phát bệnh thủy đậu
Trước khi phát ban 1-2 ngày, người bệnh xuất hiện các triệu chứng điển hình như: sốt, mệt mỏi, ăn không ngon, đau đầu, nôn ói, đau họng,....
Sau 1-2 ngày, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các mẩn ngứa màu đỏ khắp các vùng da, với đường kính vài mm, bắt đầu ở vùng đầu, mắt rồi lan ra toàn thân. Triệu chứng hạch sau tai, viêm họng có thể xuất hiện ở một số bệnh nhân.
Giai đoạn toàn phát bệnh thủy đậu
Các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, nôn ói, chán ăn, đau cơ sẽ xuất hiện rõ ràng hơn. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1 - 3 mm. Những nốt đỏ tròn nhỏ mọc nhanh khắp cơ thể hoặc mọc rải rác trong vòng 12 đến 24 giờ.
Sau đó các nốt này tiến triển thành những mụn nước, bọng nước, gây ra cảm giác ngứa, rát, khó chịu cho người bệnh.
Giai đoạn hồi phục sau thủy đậu
Mụn nước sẽ tự vỡ ra, khô lại và bong vảy sau từ 7 - 10 ngày phát bệnh. Trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, sạch sẽ để tránh bị nhiễm trùng.
Để ngăn ngừa các vết sẹo rỗ (lõm) sau khi bị thủy đậu, nên kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm.
Những lưu ý khi bị bệnh thủy đậu
Mặc dù bệnh thủy đậu được đánh giá là bệnh lành tính, nhưng cần được chăm sóc và điều trị đúng cách, nếu không sẽ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm hay chỉ đơn giản là để lại các vết thương, sẹo xấu xí trên da người bệnh.
Chú ý trong sinh hoạt khi bị bệnh thủy đậu
- Nên mặc đồ rộng, thoáng mát, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
- Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng (nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh).
- Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
- Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm.
- Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 9%.
- Khi có dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
- Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh. Người bệnh thủy đậu tốt nhất là nên được nghỉ ngơi tại nhà, không nên cố đi làm hay đi học cho đến khi những vết thủy đậu cuối cùng đóng vảy.
- Không nên để móng tay dài để tránh bị nhiễm khuẩn thứ phát.
Cân bằng, bổ sung chất dinh dưỡng khi mắc bệnh thủy đậu
Những thực phẩm nên ăn khi bị bệnh thủy đậu
- Ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả, bổ sung nhiều vitamin C.
- Người bệnh thủy đậu có thể ăn các món cháo, các loại đậu, rau củ quả tươi.
Bị bệnh thủy đậu không nên ăn gì?
- Người bệnh thủy đậu nên hạn chế ăn các loại thịt quá nhiều đạm như thịt dê, thịt gà, ngỗng, lươn, tôm, cua, sò, ốc,… thịt bò, rau muống và các loại hải sản để tránh để lại sẹo.
- Ngoài ra, khi bị bệnh thủy đậu nên tránh các thức ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn nóng, có mùi như gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, trái vải, xoài chín.