Thứ sáu, 24/02/2023, 11:30 (GMT+7)

Bị thủy đậu nên kiêng gì? Cách điều trị bệnh thủy đậu an toàn, hiệu quả

Điều trị thủy đậu như thế nào cho an toàn, đúng cách để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng và để lại sẹo? Cùng Tiếp thị & Gia đình tìm hiểu nhé.

1. Điều trị thủy đậu bằng thuốc tây

Để điều trị thủy đậu, các loại thuốc thường được dùng như thuốc kháng vi rút, thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt, các vitamin,…

Các loại thuốc điều trị như valacyclovir, famciclovir hoặc acyclovir dùng cho người bệnh có nguy cơ mắc bệnh thủy đậu từ trung bình đến nặng.

điều trị thủy đậu tiepthigiadinh
Nên dùng thuốc tây đúng cách để điều trị thủy đậu

Thuốc acyclovir

Acyclovir thuộc nhóm thuốc kháng virus được sử dụng để điều trị các bệnh do nhiễm virus. Thuốc này không chữa khỏi nhiễm trùng herpes mà chỉ giảm khả năng sinh sôi của virus herpes trong cơ thể bạn, giúp điều trị các triệu chứng nhiễm trùng. Việc sử dụng thuốc có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng và thời gian của những đợt bùng phát, giúp cho các vết loét mới không phát triển thêm, giảm đau, ngứa.

Cách dùng thuốc acyclovir điều trị thủy đậu

  • Trẻ em trên 1 tuổi bị suy giảm miễn dịch cũng nên dùng acyclovir 20mg/kg, 4 lần/ngày và có thể sử dụng trong 5 ngày cho trẻ em từ 2 tuổi và ≤ 40kg. 
  • Liều cho trẻ em nặng trên 40kg là 800mg 4 lần mỗi ngày trong 5 ngày. 
  • Người lớn suy giảm miễn dịch cần được điều trị với acyclovir 10 đến 12 mg/kg đường tĩnh mạch mỗi 8 giờ.
  • Với thai phụ đối diện nguy cơ cao biến chứng thủy đậu, có thể uống acyclovir hoặc valacyclovir. Thuốc acyclovir tiêm tĩnh mạch được khuyến cáo cho bệnh thủy đậu nghiêm trọng ở thai phụ.

Lưu ý khi dùng thuốc acyclovir điều trị thủy đậu

  • Với dạng thuốc viên, uống trực tiếp với nhiều nước. 
  • Với dạng thuốc hỗn dịch nước nên nhớ lắc đều trước khi uống và sử dụng dụng cụ đo theo cung cấp của nhà sản xuất để đo được lượng thuốc chính xác nhất. 
  • Với các loại kem bôi bôi một lượng mỏng trực tiếp lên vị trí tổn thương. 
  • Dạng tiêm theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thuốc acyclovir hoạt động tốt nhất khi bắt đầu có dấu hiệu đầu tiên của đợt bùng phát, theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Thuốc hoạt động tốt nhất khi lượng thuốc trong cơ thể bạn được giữ ở mức không đổi. Vì vậy, uống thuốc này vào các giờ cố định trong ngày trong khoảng thời gian điều trị. Không tùy ý thay đổi liều của thuốc hoặc ngừng thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.
điều trị thủy đậu tiepthigiadinh
Thuốc acyclovir có thể sử dụng dưới dạng thuốc bôi da

Cách dùng thuốc famciclovir điều trị thủy đậu

  • Uống 250 mg/lần x 3 lần/ngày hoặc 750 mg/lần x 1 lần/ngày. Dùng trong 7 ngày.
  • Liều cho bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch là 500 mg/lần x 3 lần/ngày x 10 ngày.
điều trị thủy đậu tiepthigiadinh
Khi dùng famiciclovir điều trị thủy đậu nên tham khảo ý kiến bác sĩ

Lưu ý khi sử dụng thuốc famciclovir điều trị thủy đậu

  • Người bị suy thận: Sử dụng liều cao không phù hợp với chức năng thận gây ra tình trạng suy thận cấp. Cần điều chỉnh liều dựa trên ClCr.
  • Người bị suy gan: Famciclovir chưa được nghiên cứu ở người bệnh suy gan nặng. Sự chuyển hoá của famciclovir thành chất có hoạt tính penciclovir có thể giảm trên những đối tượng này, làm giảm hiệu quả của famciclovir.
  • Độ an toàn và hiệu quả của thuốc ở trẻ dưới 18 tuổi chưa được xác định.
  • Mức độ an toàn cho phụ nữ có thai: Loại B (phân loại theo Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, FDA).
  • Phụ nữ cho con bú không nên dùng famciclovir, nếu phải dùng thì không được nuôi con bằng sữa mẹ.

Thuốc valacyclovir điều trị thủy đậu

Thuốc valacyclovir được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng gây ra bởi virus herpes ở người lớn và trẻ em. Bệnh gây ra bởi virus herpes bao gồm herpes sinh dục, vết loét lạnh, bệnh zona, và thủy đậu.

Valacyclovir được sử dụng để điều trị mụn rộp ở những trẻ ít nhất 12 tuổi, và để điều trị bệnh thủy đậu ở trẻ em ít nhất 2 tuổi.

Cách dùng thuốc valacyclovir đúng cách để điều trị thủy đậu

  • Thuốc valacyclovir 1g, mỗi ngày 3 lần cho người lớn. 
  • Điều trị bằng valacyclovir nên được bắt đầu càng sớm càng tốt sau khi xuất hiện triệu chứng lần đầu tiên (như ngứa, rát, mụn nước). 
  • Thuốc này có thể không có hiệu quả nếu dùng nó sau 1 hoặc 2 ngày đã có triệu chứng thủy đậu.
  • Hãy dùng mỗi liều với một ly nước đầy. Uống thật nhiều nước trong khi đang dùng valacyclovir để bảo vệ chức năng thận.
  • Valacyclovir có thể uống trước hoặc sau bữa ăn

Lưu ý khi dùng thuốc valacyclovir điều trị thủy đậu

  • Không dùng thuốc nếu bị dị ứng với valacyclovir hoặc acyclovir.
  • Người bị HIV / AIDS, hoặc các vấn đề khác không nên dùng valacyclovir vì có thể làm suy yếu hệ miễn dịch.
  • Không dùng cho bệnh thận (hoặc nếu đang chạy thận nhân tạo); Nếu đã ghép thận hay ghép tủy xương.

Lưu ý chung khi dùng thuốc để điều trị thủy đậu

  • Không dùng những loại thuốc bôi ngoài da mà chưa có chỉ định của bác sĩ
  • Không được dùng thuốc Aspirin để hạ sốt
  • Không được dùng thuốc bôi mỡ Tetaxilin và mỡ Penixilin hay thuốc đỏ.
  • Không dùng kem trị ngứa có chứa Phenol ở trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi và phụ nữ mang thai

2. Điều trị thủy đậu bằng thảo dược và các phương pháp  y học cổ truyền

Thuốc tắm điều trị thủy đậu từ lá khế

Lá khế thường được dân gian sử dụng để nấu nước tắm trị bệnh thủy đậu và một số vấn đề về da như nổi mề đay mẩn ngứa, viêm da cơ địa, rôm sảy… 

Lá khế có tác dụng sát trùng, giải nhiệt, tiêu độc, giúp giảm ngứa, làm tiêu các nốt mụn và ngăn ngừa bội nhiễm da. Một số hoạt chất trong lá khế có tác dụng diệt khuẩn, ức chế virus gây bệnh thủy đậu. 

Lá khế cũng là nguyên liệu dễ tìm kiếm, người bệnh có thể hái lá tươi về rửa thật sạch rồi sắc kỹ lấy nước tắm rửa hoặc vệ sinh vùng da bị nổi mụn hàng ngày.

điều trị thủy đậu tiepthigiadinh
Lá khế được xem là thảo dược điều trị các bệnh về da như mẩn, ngứa

Cách sử dụng lá khế để điều trị thủy đậu

  • Chuẩn bị 200 gram lá khế, 2 – 3 lít nước, 1 thìa cà phê muối
  • Rửa sạch lá rồi bỏ vào nồi cùng với lượng nước đã chuẩn bị
  • Đun sôi trong 10 phút, tiếp tục cho muối vào, hòa tan
  • Đổ nước vừa nấu ra chậu tắm, để nguội lấy tắm rửa toàn thân.
  • Khi tắm chú ý nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh khiến mụn nước bị vỡ ra sẽ làm mầm bệnh lây lan. Tránh áp dụng cách này khi mụn nước đã vỡ.

Dùng rau sam để điều trị thủy đậu

Rau sam có tác dụng giảm viêm đỏ da, làm tiêu mụn nước, ức chế hoạt động của virus, đồng thời xoa dịu cảm giác ngứa rát khó chịu ở khu vực bị ảnh hưởng.

Cách dùng rau sam điều trị thủy đậu

Chỉ cần dùng 100 – 200gr rau sam tươi (toàn thân cây) rửa sạch, ngâm trong nước muối pha loãng 15 phút. Thái nhỏ và đem xay nhuyễn với một ít nước đun sôi để nguội, dùng phần nước cốt rau sam để uống, phần bã dùng để  đắp vào các nốt mụn thủy đậu.

điều trị thủy đậu tiepthigiadinh
Rau sam có công dụng trong việc điều trị thủy đậu

3. Điều trị thủy đậu an toàn tại nhà

Bệnh thủy đậu có thể chữa trị tại nhà bằng một số lưu ý đơn giản sau để bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Trong sinh hoạt hàng ngày 

  • Nên mặc đồ rộng, vải mềm và dễ thấm hút mồ hôi để tránh làm vỡ các nốt mụn nước, cần tránh ra gió nhiều.
  • Dùng dung dịch xanh Milan để chấm lên các nốt phỏng nước đã vỡ.
  • Dùng kháng sinh trong trường hợp nốt rạ bị nhiễm trùng (nốt rạ có mủ, tấy đỏ vùng da xung quanh).
  • Không gãi vào các nốt mụn nước thủy đậu, tránh để dịch lây lan ra nhiều hơn.
  • Sử dụng các dung dịch sát khuẩn để giữ gìn vệ sinh cơ thể, tắm rửa nhẹ nhàng bằng nước ấm.
  • Vệ sinh mũi họng hằng ngày cho bệnh nhân thủy đậu bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9%.
  • Khi có dấu hiệu của những biến chứng nguy hiểm do thủy đậu gây ra, cần đưa người bệnh đến ngay bệnh viện để kiểm tra và chữa trị kịp thời.
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan bệnh.
điều trị thủy đậu tiepthigiadinh
Dùng thuốc milan xanh bôi lên các vết mụn nước bị vỡ

Thủy đậu nên kiêng món gì?

  • Người bệnh thủy đậu nên hạn chế ăn các loại thịt quá nhiều đạm như thịt dê, thịt gà, ngỗng, lươn, tôm, cua, sò, ốc,… thịt bò, rau muống và các loại hải sản để tránh để lại sẹo.
  • Ngoài ra, khi bị bệnh thủy đậu nên tránh các thức ăn nhiều dầu, mỡ, thức ăn nóng, có mùi như gừng, hành, tỏi, hành tây, tỏi tây, ớt, hạt tiêu, thì là, cà ri, mù tạt, rau mùi, trái vải, xoài chín.
  • Nên ăn các thức ăn mềm, lỏng, dễ tiêu, uống nhiều nước nhất là nước hoa quả, bổ sung nhiều vitamin C.
  • Người bệnh thủy đậu có thể ăn các món cháo, các loại đậu, rau củ quả tươi.
Cùng chuyên mục