Các phương pháp chữa bệnh thủy đậu theo dân gian tiết kiệm chi phí
Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể điều trị bằng nhiều cách khác nhau như thuốc tây, đông y, các mẹo dân gian được lưu truyền,....Dù áp dụng cách nào để chữa bệnh thủy đậu cũng nên tìm hiểu kỹ để tránh gây tác dụng ngược lại.
1.Mẹo chữa bệnh thủy đậu dân gian từ các loại lá
Chữa bệnh thủy đậu bằng lá sầu đâu
Lá sầu đâu hay còn được gọi là lá xoan Ấn Độ hay lá Neem, có tác dụng diệt khuẩn, kháng viêm, sát trùng tự nhiên nên thường được dân gian sử dụng để nấu nước tắm chữa bệnh thủy đậu, đái tháo đường, sốt, lở loét da,...
Cách nấu lá sầu đâu
- Chuẩn bị 300g lá sầu đâu tươi và 1 lít nước
- Đun sôi nước rồi cho lá sầu đâu vào đun thêm 10 phút
- Vớt bỏ xác lá, để nước nguội, dùng lau người hoặc pha loãng với nước sạch để tắm, vệ sinh vùng da bị bệnh thủy đậu.
- Mỗi ngày dùng nước lá sầu đâu tắm 1 – 2 lần sẽ làm giảm tình trạng ngứa, vết mụn nước trên da cũng nhanh lành hơn.
Lưu ý khi dùng lá sầu đâu chữa bệnh thủy đậu
Chỉ dùng nước lá sầu đâu để tắm, không nên uống vì có thể gây ra một số tác dụng phụ nguy hiểm như nôn ói, động kinh, tiêu chảy, hoặc thậm chí là tử vong.
Thuốc chữa bệnh thủy đậu từ lá tre
Lá tre có vị ngọt, quy vào hai kinh Tâm, Phế, giúp giải nhiệt, hạ sốt, thông tiểu. Tắm nước lá tre hàng ngày có tác dụng giảm viêm loét da, làm tiêu mụn nước, chống ngứa, hạ sốt và cải thiện các dấu hiệu khó chịu do bệnh thủy đậu gây ra.
Cách nấu nước tắm lá tre chữa bệnh thủy đậu
- Chuẩn bị 1 nắm lá tre to, rửa sạch với nước nhiều lần
- Vò nát lá tre rồi bỏ vào nồi, đổ ngập nước (khoảng 3 lít), đun sôi trong 15 phút
- Để nước nguội, dùng tắm rửa mỗi ngày 1 – 2 lần để tổn thương trên da do bệnh thủy đậu hồi phục hoàn toàn.
Tắm nước lá khế chữa bệnh thủy đậu
Dân gian thường sử dụng lá khế để nấu nước tắm trị bệnh thủy đậu và một số bệnh về da như nổi mề đay, mẩn ngứa, viêm da cơ địa, rôm sảy… vì lá khế có tác dụng sát trùng, giải nhiệt, tiêu độc, giúp giảm ngứa, làm tiêu các nốt mụn và ngăn ngừa bội nhiễm da.
Bên cạnh đó, một số hoạt chất trong lá khế có tác dụng diệt khuẩn, ức chế virus gây bệnh thủy đậu.
Cách nấu nước lá khế
- Chuẩn bị 200gr lá khế, 2 – 3 lít nước, 1 thìa cà phê muối
- Rửa sạch lá đun sôi với nước trong 15 phút, cho thêm muối
- Đun sôi trong 10 phút, tiếp tục cho muối vào, hòa tan
- Đổ nước vừa nấu ra chậu tắm, để nguội lấy tắm rửa toàn thân.
Chữa bệnh thủy đậu từ lá kinh giới
Lá kinh giới là một trong những loại thảo dược tự nhiên có khả năng kháng viêm, chống khuẩn, chống dị ứng, làm khô những vết mụn trái rạ.
Cách nấu là kinh giới chữa bệnh thủy đậu
Rửa sạch 100gr lá kinh giới, đun cùng 3 lít nước trong 30 phút, pha cùng nước sạch để tắm rửa hàng ngày, chữa bệnh thủy đậu.
2. Các bài thuốc đông y chữa bệnh thủy đậu
Bài thuốc số 1
Chuẩn bị
- 20gr củ sắn dây
- 20gr đậu xanh
- 20gr lá chàm
- 20gr rễ tranh
- 10gr cam thảo và 3 lát gừng tươi
Cách nấu
- Cho tất cả nguyên liệu đã chuẩn bị vào ấm sắc kỹ với lượng nước vừa đủ.
- Gạn thuốc sắc ra chén, uống 2 – 3 lần trong ngày.
- Bài thuốc này có công dụng giải nhiệt, hạ sốt, ức chế virus, giảm cảm giác ngứa rát trên da. Thường được dùng để điều trị cho trẻ bị nổi mụn thủy đậu quá 3 ngày nhưng không hết sốt.
Bài thuốc số 2
Với những người bị thủy đậu mọc nhiều mụn nước, vỡ loét, ngứa ngáy, có thể sử dụng bài thuốc sau:
- 3gr mộc thông
- 6gr sinh địa hoàng
- 4gr hoạt thạch
- 6gr rễ chàm mèo
- 5gr liên kiều
- 5gr chi tử sao
- 2gr cam thảo
Sắc uống ngày một thang.
Bài thuốc số 3
Với trẻ bị sốt khi mới mắc bệnh, nốt đậu dịch trong suốt, xung quanh sắc nhạt, đỏ, bệnh do phong nhiệt thấp độc uất lại ở phế vệ, cơ biểu,...có thể dùng bài thuốc sau:
- 9gr bạch vi
- 3gr thuyền thoái
- 5gr đạm đậu xị
- 6gr kim ngân hoa
- 6gr địa đinh thảo
- 5gr tang diệp, 1gr bạc hà, 2gr sơn chi vỏ, 6gr liên kiều
Sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần cho trẻ khoảng 3 tuổi. Nếu nốt đậu có nước đục xung quanh màu đỏ tía cần lương huyết, giải độc, gia bản 6gr lam căn, bồ công anh, sinh địa.
3. Lưu ý khi chữa bệnh thủy đậu theo phương pháp dân gian
- Các cách chữa bệnh thủy đậu từ các loại lá chỉ là do dân gian áp dụng và truyền lại, chưa được kiểm chứng và không có cơ sở khoa học. Do đó, khi sử dụng các phương pháp trên, người bệnh nhân cần phải thận trọng, tìm hiểu thật kỹ.
- Cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có phương pháp chữa bệnh thủy đậu phù hợp nhất với tình trạng của bạn.
- Khi tắm chú ý nhẹ nhàng, không kỳ cọ mạnh khiến mụn nước bị vỡ ra sẽ làm mầm bệnh lây lan.