Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 08/08/2023, 21:02 (GMT+7)

Thức khuya là thức đến mấy giờ? Câu trả lời khiến nhiều người bất ngờ

Nhiều người sẽ trả lời rằng thức khuya là sau 11 giờ hoặc 12 giờ. Tuy nhiên, các bác sĩ cảnh báo mốc thời gian này còn sớm hơn.

thuc khuya Tiepthigiadinh H1
Giấc ngủ rất quan trọng với sức khỏe con người

Thế nào là thức khuya?

Ngủ là giai đoạn quan trọng để cơ thể nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi nhằm phục hồi, trao đổi chất và củng cố trạng thái sinh lý. Chỉ khi ngủ hợp lý và đủ giấc, cơ thể mới có thể đạt được trạng thái ổn định và khỏe mạnh.

Thời gian ngủ tốt nhất của mỗi người phụ thuộc vào độ tuổi. Trẻ sơ sinh 0-1 tuổi cần ngủ 14-16 giờ mỗi ngày. Trẻ từ 1-3 tuổi cần ngủ 12-14 giờ mỗi ngày. Trẻ từ 4-10 tuổi cần ngủ 9,5-11,5 giờ mỗi ngày. Trẻ vị thành niên từ 11-17 tuổi cần ngủ 8,5-10,5 giờ mỗi ngày. Người lớn từ 18-28 tuổi cần ngủ 7,5-8,5 giờ mỗi ngày. Người trung niên từ 29-59 tuổi cần ngủ từ 7,5-8 giờ mỗi ngày. Người già trên 60 tuổi cần ngủ 6-7,5 giờ mỗi ngày.

Một người trưởng thành cần ngủ giấc đêm khoảng 7-8 giờ nhưng không có nghĩa là bạn chỉ cần ngủ đủ thời gian và không quân tâm đến thời điểm ngủ. Số liệu từ khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, 35,2% người dân trên thế giới có chất lượng giấc ngủ kém và tăng dần theo thời gian.

thuc khuya Tiepthigiadinh H2
Thức khuya làm giảm thị lực và trí nhớ cùng một loại tác hại tiêu cực khác

Về mặt lâm sàng, từ 11 giờ đêm đến 2 giờ sáng là khoảng thời gian giải độc gan. Từ 3-4giờ sáng, phổi phục hồi dần hệ hô hấp, hấp thụ ôxy trong lành từ thế giới bên ngoài, làm cho toàn bộ cơ thể hoạt động hiệu quả. Các hoạt động này cần được hoàn thành ở trạng thái ngủ.

Về mặt sinh học, nếu bạn thức sau 10 giờ 30 tối về cơ bản đã được đánh giá là thức khuya. Nếu cơ thể bắt đầu bước vào trạng thái ngủ sâu vào lúc 10 giờ 30, các cơ quan khác nhau của cơ thể, đặc biệt là gan và phổi có thể đạt được hiệu quả trong công việc cao nhất. Đồng hồ não bộ của một cơ thể khỏe mạnh sẽ đi vào giấc ngủ lúc 10 giờ 30 tối. Do đó, các bác sĩ khuyên rằng thời gian tốt nhất để ngủ là 10 giờ 30 tối đến 6h30 sáng. Chỉ bằng cách ngủ đúng giờ, bạn có thể đảm bảo rằng các bộ phận hoạt động ở trạng thái ổn định nhất, khi đó cơ thể mới ở trong một đồng hồ sinh học khỏe mạnh.

Tác hại của việc thức khuya

Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến các cơ quan trong cơ thể không thể nghỉ ngơi và phục hồi bình thường. Ở trạng thái như vậy, các cơ quan và mô tế bào của cơ thể cũng sẽ bị tổn thương, hình thành lâu dài sẽ gây ra các bệnh mãn tính khác nhau cho cơ thể.

Giảm thị lực

Thức khuya khiến cho mắt phải tiếp tục làm việc và không được nghỉ ngơi. Nếu thức khuya và làm việc cùng các thiết bị điện tử như màn hình máy tính, điện thoại thì mắt phải điều tiết và tiết ra các chất lỏng bôi trơn, khiến mắt bị khô, mỏi, giảm thị lực.

Đau đầu và suy giảm trí nhớ

Thống kê cho thấy người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường. Buổi tối là lúc não bộ nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày. Việc thức khuya làm tăng lượng thông tin cần ghi nhớ và giảm thời gian nghỉ ngơi của não bộ. Thức khuya quá thường xuyên có thể dẫn đến rối loạn tâm thần như mất ngủ, đau đầu, căng thẳng, dễ cáu gắt, lo âu, hay quên…

Đẩy nhanh quá trình lão hóa

thuc khuya Tiepthigiadinh H3
Thức khuya trong thời gian dài sẽ khiến da bị tổn thương

Thức khuya trong thời gian dài sẽ đẩy nhanh quá trình lão hóa tế bào của cơ thể. Da không thể nghỉ ngơi bình thường và hoạt động hiệu quả, theo thời gian da sẽ dần trở nên khô ráp và có hiện tượng nhăn nheo. Nó cũng ảnh hưởng đến tế bào chuyển hóa bình thường của da và làm cho da dễ bị mụn trứng cá.

Rối loạn nội tiết

Những người thường xuyên thức khuya hay ngủ không đủ giấc làm cho hormone bị thiếu hụt hay mất cân bằng, gây ra tình trạng rối loạn nội tiết mãn tính. Ở nữ giới, biểu hiện cụ thể là rối loạn kinh nguyệt, tăng nguy cơ u xơ tử cung…

Suy giảm khả năng miễn dịch

Các cơ quan và mô tế bào của cơ thể hấp thụ quá nhiều chất độc hại theo lượng oxy và không khí trong quá trình thức khuya, dẫn đến suy giảm khả năng miễn dịch và sức đề kháng, dễ mắc các bệnh mãn tính như nhiễm trùng đường tiêu hóa thông thường, nhiễm trùng gan.

Ảnh hưởng hệ tiêu hóa

Các tế bào niêm mạc dạ dày có thể tự tái tạo và hồi phục vào ban đêm trong khi ngủ. Khi bạn thức khuya, các tế bào này không được nghỉ ngơi nên dễ suy yếu. Thức khuya cũng khiến cho dịch dạ dày tiết ra nhiều dẫn đến viêm loét dạ dày.

Cùng chuyên mục