Tác hại khôn lường của việc sử dụng điện thoại trước khi ngủ
Sử dụng điện thoại trước khi ngủ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Nhiều người đang có thói quen này mà chưa lường được mối nguy hại do nó gây ra.
Khiến giấc ngủ bị phá hủy
Các thiết bị điện tử, đặc biệt là điện thoại sẽ phát ra nhiều ánh sáng xanh có bước sóng ngắn. Các tia sáng xanh này gây ức chế lên não bộ, cản trở quá trình sản xuất Melatonin - một Hormone giúp bạn dễ buồn ngủ và đi vào giấc ngủ nhanh hơn, điều chỉnh chu kỳ giấc ngủ của bạn. Khi Melatonin giảm, bạn sẽ khó đi vào giấc ngủ sâu, đồng hồ sinh học sẽ bị ảnh hưởng, dẫn đến chất lượng giấc ngủ giảm sút.
Tình trạng khó ngủ kéo dài sẽ dễ khiến bạn rơi vào tình trạng mất ngủ, thiếu ngủ, thiếu tập trung, kém sắc, uể oải và mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau. Cho dù bạn có dành thời gian ngủ bù sau đó thì giấc ngủ này cũng không đạt chất lượng, không đủ để đáp ứng đủ nhu cầu của bạn.
Gây áp lực cho mắt
Sau một ngày dài hoạt động, thời gian ban đêm là lúc đôi mắt của bạn cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Thế nhưng, thói quen xem điện thoại trước khi ngủ lại vô tình gây thêm áp lực cho đôi mắt. Khi sử dụng điện thoại trong bóng tối, mắt cần phải điều tiết nhiều hơn. Ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại sẽ hắt ngược lại và kích thích lên nhãn cầu. Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến mắt của bạn suy giảm chức năng, dễ bị giảm thị lực, thậm chí còn tăng nhãn áp khiến mù lòa hoàn toàn.
Tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, rối loạn cảm xúc
Ánh sáng xanh từ điện thoại còn gia tăng nguy cơ trầm cảm khi bạn tiếp xúc thường xuyên. Theo kết quả nghiên cứu của Thư viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ, nồng độ Melatonin thấp sẽ dễ làm gia tăng chứng trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Điều này xuất phát từ nguyên nhân mất ngủ triền miên, cơ thể và não bộ không được nghỉ ngơi đầy đủ. Bạn luôn trong trạng thái hoạt động cao, áp lực lớn, căng thẳng kéo dài.
Suy giảm trí nhớ
Một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, khi cơ thể tiếp xúc với các tia bức xạ trong 2 phút có thể làm mất khả năng phòng vệ của não bộ từ đó làm tăng nguy cơ các bệnh thần kinh và suy giảm trí nhớ trầm trọng. Khi ngủ, bạn nên để điện thoại ở chế độ máy bay hoặc xa chỗ ngủ của bản thân.
Phá hủy làn da
Dùng điện thoại trước khi ngủ sẽ làm da mất đi lượng lớn độ ẩm do các tia bức xạ phát ra. Nếu điều này xảy ra liên tục sẽ làm da gặp phải nhiều vấn đề như tích tụ sắc tố, ra dầu trên mặt và mụn trứng cá.
Chứng mất ngủ sẵn có sẽ làm rối loạn nội tiết trong cơ thể, khiến các vấn đề về da ngày càng nghiêm trọng hơn và thâm quầng cũng tự tìm đến bạn.
Ảnh hưởng đến hệ thống xương khớp
Việc cúi đầu khi sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ trong một thời gian dài khiến nhiều lực tác động lên cổ có thể gây ra chứng đau cổ. Ngoài ra, khi dùng điện thoại chúng ta thường giữ bằng một tay cũng có thể gây ra tình trạng mỏi, tê tay lâu dần có thể gây ra tình trạng chuột rút.
Đảo lộn thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi
Theo đồng hồ sinh học bình thường của cơ thể, con người hoạt động nhiều vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Việc ngủ đủ giấc ban đêm sẽ giúp cơ thể tái tạo lại năng lượng đã mất. Khoảng thời gian này cũng là lúc gan hoạt động mạnh nhất để đào thải độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch.
Tuy nhiên, chúng ta lại bị "cám dỗ" bởi chiếc điện thoại để lướt web, lướt mạng xã hội, xem phim, chơi game... Khi bị cuốn vào đó, bạn sẽ không để ý thời gian đã trôi qua lâu. Bạn xem điện thoại càng nhiều sẽ càng rút ngắn thời gian nghỉ ngơi bình thường. Lúc này, đồng hồ sinh học sẽ bị phá vỡ. Cơ thể sẽ khó phân định được thời gian sinh hoạt và nghỉ ngơi, bạn sẽ rơi vào tình trạng "ngày ngủ đêm thức".
Tăng nguy cơ ung thư
Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo việc sử dụng điện thoại trước khi đi ngủ có thể gây ung thư do nó có khả năng phát ra bức xạ điện từ. Những bức xạ này khi tiếp xúc thường xuyên sẽ gây ra các loại ung thư như: ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Vì thế hạn chế sử dụng điện thoại là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ ung thư.