Điều gì quan trọng nhất trong nghệ thuật thiết kế quảng cáo?
Dưới góc độ nghệ thật, họa sĩ Hà Huy Chương (Hội Mỹ Thuật Việt Nam) nhận định, ý tưởng là vấn đề quan trọng hàng đầu nếu không muốn nói là yếu tố quan trọng nhất để hình thành một thiết kế quảng cáo. Từ ý tưởng mới có thể hình thành nên hình tượng, bố cục, màu sắc... cho tác phẩm quảng cáo.
Ý tưởng khẳng định giá trị thương hiệu
Nhìn lại lịch sử ngành quảng cáo, có không ít ý tưởng quảng cáo đã bị chìm vào quên lãng nhưng cũng có những quảng cáo gây ấn tượng mạnh và lâu dài với người xem. Ví dụ, trước năm 1975, ở miền Nam có hãng thuốc đánh răng Hynos mang hình tượng ông già da đen, răng trắng. "Răng trắng” là ý tưởng chủ đạo và là thần thái đắt giá để nói về loại thuốc đánh răng làm cho răng trắng như răng người da đen.
Theo ông Chương, ý tưởng này đã khẳng định giá trị của loại thuốc đánh răng, rất có ấn tượng để quảng cáo loại hàng hóa này. Sau này ở Thái Lan cũng có nhiều hãng quảng cáo thuốc đánh răng mang hình tượng người da đen răng trắng. Tuy nhiên không ấn tượng bằng hãng thuốc đánh răng Hynos.
Hay trong logo của Tổng Công ty xăng dầu Petrolimex của Việt Nam sử dụng chữ "P", chữ viết tắt, cách điệu thành chiếc thùng phuy có giọt dầu trào ra rất đặc trưng, dễ nhận biết và rất ấn tượng.
Công ty sữa Việt Nam (Vinamilk) với logo chữ “VM" ghép liền nhau, màu trắng trên nền sẫm, vừa rõ chữ, vừa là hình tượng của dòng sữa trào ra rất cô đọng và gợi cảm... Từ những ý tưởng này, các hình ảnh nền, phụ trợ, bối cảnh có cơ sở làm tôn lên các giá trị nội dung đặc trưng của quảng cáo.
Đầu những năm 2000, hãng giày dép Biti's sử dụng hình ảnh bàn chân quấn rơm, bàn chân trần để gây ấn tượng về chiếc giày, chiếc dép mang thương hiệu Biti's. Được biết thương hiệu này đã chi số tiền khủng hơn 15.000 đô (hơn 300 triệu đồng lúc đó) để thực hiện đoạn quảng cáo hình dài 40s. Quảng cáo này được gọi là quảng cáo huyền thoại góp phần đưa tên tuổi của thương hiệu Bitis đến gần hơn với người dùng Việt. Slogan “Nâng niu bản chân Việt” còn làm tôn lên giá trị mang tính hình tượng văn học của nội dung quảng cáo.
Nói thêm về vấn đề này, ông Chương nhận định: "Ý tưởng cho quảng cáo là vấn đề quan trọng nhất để thiết kế nên một quảng cáo có giá trị nghệ thuật. Ý tưởng quảng cáo thực chất không phải là điều gì đao to búa lớn. Bản thân nhà sáng tạo không cần phải "gồng" người để "bay" mà trên thực tế, những ý tưởng sáng tạo thường đến vào những lúc chúng ta làm những việc không hề sáng tạo một chút nào."
Hình tượng níu giữ cảm thức người xem
Để tạo nên một sản phẩm quảng cáo ấn tượng, hình tượng là yếu tố thứ hai để khẳng định ý tượng, làm cụ thể hóa hình ảnh cho ý tưởng. Ý tưởng hay nhưng hình tượng thể hiện phải sát, đúng và nâng tầm cho ý tưởng, cụ thể hóa ý tưởng bằng hình tượng. Khi ý tưởng và hình tượng trở thành một thể thống nhất sẽ tạo thành một tác phẩm hoàn chỉnh, có ý nghĩa, đẹp và gây ấn tượng, níu giữ trong cảm thức của đối tượng tiếp nhận quảng cáo.
Theo ông Chương, trong môi trường vận động và với tiết tấu nhanh như khi đang đi trên tàu xe, hoặc chỉ trong giây lát, người tiếp nhận quảng cáo không có nhiều thời gian để có thể dừng lại để xem hết các chi tiết quảng cáo. Vì vậy, hình tượng của quảng cáo cần thật rõ ràng, thể hiện đúng bản chất nội dung quảng cáo, dễ nhớ và phải đẹp để chỉ trong giây lát người ta có thể cảm nhận được nội dung của quảng cáo đó.
Ngoài ra, với hình tượng chủ đạo, họa sĩ thiết kế quảng cáo phải diễn giải cụ thể hoặc chi tiết của nội dung quảng cáo nhằm làm rõ thêm cho nội dung mở rộng của quảng cáo, giống như những hình ảnh nhận diện thương hiệu và mở rộng ở một trường nhìn khác. Một bức quảng cáo có ý nghĩa sâu sắc và đẹp còn có giá trị làm đẹp nơi công cộng, làm cho môi trường thẩm mỹ về quảng cáo càng thêm có giá trị.
Ngày nay, có công nghệ phát triển, các họa sĩ thiết kế vi tính với phần mềm coren hoặc photoshop, các chương trình ứng dụng khác với kỹ thuật in ấn hiện đại có thể tạo thành những sản phẩm quảng cáo nhanh và đẹp ngoài sức tưởng tượng, góp phần nâng cao việc nhận diện thương hiệu, truyền tải những nội dung quảng cáo thiết thực, góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.
Với ý nghĩa đó, "quảng cáo là một phần thiết thực không thể thiếu trong đời sống, trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa phát triển và năng động" - ông Chương khẳng định.
- Fastvertising: Chiến lược quảng cáo 'ăn theo' nhưng không ngừng 'viral', tăng tương tác 'khủng' cho thương hiệu
- Coca-Cola tận dụng ‘cái ôm’ thương hiệu ra mắt chiến dịch mới đồng hành cùng Olympic Paris 2024
- Diana Than hoạt tính - cú ‘lột xác’ ngoạn mục tạo lập xu hướng mới của thương hiệu
- Tài trợ cho giải Domino Thế giới, Pizza Hut tranh thủ ‘nhá hàng’ chiến dịch quảng cáo ‘cà khịa’ đối thủ
- McDonald's tái hiện cửa hàng đầu tiên tại Anh, khẳng định biểu tượng văn hóa ẩm thực suốt nửa thế kỷ
- Truyền thông ‘khủng’ như Marvel Studios: Đưa Deadpool và Wolverine đi ‘phượt' toàn cầu trước thềm công chiếu
- 4 yếu tố khiến gameshow Anh trai vượt ngàn chông gai tạo nên sức hút 'đỉnh nóc', bùng nổ truyền thông
- Đội ngũ marketing của Inside Out 2 đã kéo Gen Z ra rạp bằng cách nào?
- Quảng cáo TV đang thất thế nhanh như thế nào?