Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 14/08/2023, 13:12 (GMT+7)

Bố mẹ hãy thay đổi ngay nếu đang dạy con theo 6 cách lỗi thời này

Nhiều phương pháp nuôi dạy con truyền từ đời này sang đời khác đã trở thành cách giáo dục của nhiều bà mẹ. Tuy nhiên, chúng đã trở nên lạc hậu với xã hội hiện đại.

Khiến trẻ cảm thấy sợ hãi

Nhiều phụ huynh sử dụng nổi sợ hãi như một công cụ hữu hiệu để trẻ sợ vì tin rằng khi sợ trẻ sẽ ngoan hơn. Tuy nhiên, đây lại là một hình thức lạm dụng tình cảm. Những câu nói như: “Con không đi ngủ sớm là ông cụ sẽ đến bắt đi đấy!” hay “Con không ăn nhanh là bị ngáo ộp bắt đấy!”… tưởng đơn giản nhưng có thể để lại dấu ấn sâu trong tâm hồn của trẻ, gây ra sự dè dặt và sợ hãi.

day con Tiepthigiadinh H1
Dọa nạt là cách dạy con sai lầm

Việc quan tâm và chăm sóc sức khỏe tâm lý của trẻ là điều cần thiết và quan trọng hơn bất kỳ mục tiêu ngắn hạn nào trong việc kiểm soát hành vi của trẻ. Do đó, bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng một môi trường an toàn và yêu thương, giúp trẻ phát triển một cách tự tin và lành mạnh, thay vì dùng sợ hãi và áp lực để đạt được những kết quả nhất thời.

Trách mắng trẻ trước mặt người khác

Không ít bố mẹ cho rằng khi trách mắng và chê bai con trước mặt người khác sẽ khiến con thấy xấu hổ và sẽ sửa đổi để không mắc lỗi nữa. Tuy nhiên, hành động chỉ mang lại hiệu quả ngược. Trẻ trong độ tuổi từ 6-12 tuổi rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi đã nhân biết tốt nhưng ý thức chưa đủ trưởng thành. Trẻ có thể hiểu nhầm rằng việc trách mắng trước mặt người khác chứng tỏ bố mẹ không yêu thương mình. Từ đó, trẻ phát triển tâm lý tự ti và dễ bị tổn thương hơn. Cũng có nhiều trường hợp trách mắng quá nhiều khiến trẻ quen và không còn sợ hãi khi bị mắng nữa.

Chính bố mẹ cũng không muốn bị la mắng trước mặt người khác. Vì thế, nếu trẻ làm sai, hãy dừng hành động của trẻ và tìm một nơi khác hoặc một lúc khác để giải thích cho trẻ hiểu. Việc tạo ra một môi trường an toàn và yêu thương sẽ giúp trẻ phát triển một cách tích cực.

Quát mắng thường xuyên

day con Tiepthigiadinh H2
Thường xuyên quát mắng ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý trẻ

Rất khó để kiềm chế cảm xúc khi trẻ con liên tục khóc lóc và hét toáng lên, đặc biệt là ở nơi công cộng. Tuy nhiên, việc bố mẹ quát mắng có thể làm tình huống trở nên tồi tệ hơn. Bố mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn và nỗ lực để thấu hiểu con ngay từ khi con còn bé, nhằm giúp trẻ học cách kiềm chế và tỏ ra bình tĩnh và cởi mở hơn.

Trẻ khóc lóc và gào thét có thể do phản ứng lại một điều gì đó hoặc cảm thấy không thoải mái mà chưa biết cách diễn đạt một cách hiệu quả. Hãy cố gắng tìm ra nguyên nhân khiến trẻ khóc lóc và giải quyết chúng.

Không bao giờ nói “không” với trẻ

Một số phụ huynh cảm thấy khó khăn khi từ chối yêu cẩu của con. Thói quen này rất nguy hiểm và sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi của trẻ trong tương lai. Thậm chí có thể dẫn đến việc phải đòi hỏi và được đáp ứng yêu cầu thì trẻ mới chịu học và làm việc.

Không phải lúc nào cũng có thể nuông chiều trẻ theo cách như vậy. Thay vì từ chối một cách trực tiếp, bố mẹ có thể trao đổi và giải thích cho trẻ hiểu lý do tại sao. Mặt khác, bố mẹ có thể đề xuất những giải pháp thay thế hoặc tạo ra các hoạt động thú vị khác, để thỏa mãn sự tò mò và nhu cầu của trẻ tích cực và lành mạnh.

Đạt điểm cao là sự đảm bảo cho thành công trong tương lai

day con Tiepthigiadinh H3
Điểm số rất quan trọng nhưng không phải là tất cả

Rất nhiều phụ huynh tin rằng việc trẻ đạt thành tích cao trong quá trình học tập, sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thành công hơn trong cuộc sống. Đúng là một người thành công cần có nên tảng tư duy và học tập tốt nhưng nếu thiếu đi những kỹ năng sống quan trọng thì dù có giỏi đến mấy cũng khó phát huy được hết. Các nghiên cứu đã chứng minh rằng, yếu tố tính cách như trí tuệ cảm xúc, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng lãnh đạo đóng vai trò quan trọng hơn nhiều trong việc dự đoán tiềm năng và thành công của trẻ.

Không cho trẻ thể hiện ý kiến cá nhân

Có nhiều nguyên nhân mà một đứa trẻ có thể không muốn chấp nhận sự tiếp xúc cơ thể như sự chạm vào, hôn, hay ôm từ người khác, kể cả khi đó là người thân.

Đứa trẻ cũng có quyền từ chối sự quan tâm như vậy từ phía người lớn, vì trẻ cũng có ranh giới cá nhân của riêng mình. Từ quan điểm của bố mẹ, hỗ trợ việc tôn trọng và tôn trọng những ranh giới này thay vì ép buộc trẻ làm những điều mà mình không muốn.

Cùng chuyên mục