Thức tỉnh hay biến mất? 4 cảnh báo chiến lược cho doanh nghiệp Việt giữa 'sóng dữ' nửa cuối 2025
Đã đến lúc doanh nghiệp Việt phải nhìn thẳng vào sự thật để "sống sót": sự tử tế, trí tuệ nhân tạo và chuyển đổi không còn là xu hướng mà là điều kiện sống còn.
Apple và 'canh bạc điện ảnh': Phép thử triệu đô từ bom tấn F1 có thực sự chỉ để bán iPhone?
FOMO và sự khan hiếm: 'Chiêu cũ' hay chiến lược marketing tâm lý vẫn còn nguyên sức mạnh?
Việt Nam dẫn đầu APAC về thu hút quảng cáo: Cơ hội nào cho các nhà tiếp thị nắm bắt xu hướng?
Với vai trò theo sát các chiến lược truyền thông - chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục, chuyên gia Nguyễn Quốc Quỳnh - Digital Marketing Executive tại Salomon Education đã có những chia sẻ về 4 lưu ý thiết thực cho doanh nghiệp trong nửa cuối năm 2025.
“2025 không chỉ là năm chuyển mình, mà là năm buộc doanh nghiệp Việt phải lột xác về tư duy, về chiến lược nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Những biến động không còn đến từ bên ngoài, mà khởi phát ngay từ chính tâm thế bên trong doanh nghiệp".

Anh Nguyễn Quốc Quỳnh gọi đây là 4 "tiếng chuông thức tỉnh" mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần chủ động lắng nghe và hành động.
Doanh nghiệp và 4 hồi chuông không thể làm ngơ
“Tử tế” là hệ miễn dịch sống còn
“Tôi tin rằng thị trường Việt Nam đang bước vào giai đoạn sàng lọc cực mạnh. Không phải bởi luật lệ, mà bởi niềm tin của người tiêu dùng". Theo anh Quỳnh, tử tế giờ không chỉ là một thông điệp hay lời PR cảm động. Đó là năng lực cốt lõi, một “hệ miễn dịch thương hiệu” giúp doanh nghiệp tồn tại trước các khủng hoảng đạo đức, tin giả hay sự tẩy chay từ cộng đồng mạng.
Với hơn 111.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường chỉ trong 5 tháng đầu năm (tỷ lệ ra/vào gần 1:1), rõ ràng người tiêu dùng đã tỉnh táo hơn, nghiêm khắc hơn và sẵn sàng quay lưng với các thương hiệu không còn đáng tin.
“Sự tử tế giờ đây bắt đầu từ điều nhỏ nhất: dám minh bạch, dám thực hiện điều mình hứa và dám chịu trách nhiệm", anh lý giải.

Sàn thương mại điện tử nên là nơi kể chuyện
Không ít doanh nghiệp vẫn xem Shopee, TikTok Shop là nơi ‘bày hàng’. Trong khi đối thủ của họ đã xem đó là ‘sân khấu’ để trình diễn cá tính thương hiệu.
Chuyên gia Nguyễn Quốc Quỳnh chia sẻ rằng, với sự phát triển của livestream, short video, review có chiều sâu... sàn thương mại điện tử không còn là nơi chỉ để khách “vô tình mua được”, mà là nơi để người dùng khám phá giá trị, gắn bó cảm xúc và truyền miệng thương hiệu.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp lại mải chạy theo khuyến mãi, giảm giá, mà quên mất một điều quan trọng: giá trị thương hiệu mới là thứ giữ chân khách hàng lâu dài, chứ không phải giá rẻ.
Từ đó, anh gợi ý đến doanh nghiệp: “Hãy ngưng xem mình là gian hàng giữa khu thương xá. Thay vào đó, cần trở thành một biểu tượng: đáng nhớ, đáng yêu, đáng kể chuyện".
AI chỉ nên là trợ lý thông minh
Anh Nguyễn Quốc Quỳnh nhận định: "AI không đáng sợ vì nó mạnh, mà đáng sợ khi chúng ta trao quyền điều hành mà không kiểm soát".
Theo anh, AI đang chen chân vào gần như mọi bộ phận: từ marketing, CSKH, đến chiến lược kinh doanh. Nhưng nếu doanh nghiệp không thiết kế hệ thống kiểm định thông minh, AI có thể bóp méo thông điệp, làm lệch bản sắc và tệ hơn là thay thế vai trò con người một cách vô cảm.
Đặc biệt với các ngành sáng tạo hoặc có yếu tố con người cao như giáo dục, truyền thông, thời trang... việc giao phó toàn bộ cho máy móc là con dao hai lưỡi.
“AI chỉ nên là công cụ tăng tốc, không phải bánh lái. Chúng ta cần ‘người cầm lái có trái tim’, còn AI chỉ là bộ tăng áp sau lưng", anh nhấn mạnh thêm.

Chuyển đổi số cần chiều sâu và sự bài bản
“Tôi thấy nhiều doanh nghiệp chạy đua chuyển đổi như thể chỉ cần nhanh hơn đối thủ là thắng. Nhưng tốc độ không bù được chiều sâu". Chuyển đổi mà không chuẩn bị kỹ, theo anh Quỳnh không khác gì xây lâu đài trên cát: dễ dựng, dễ sụp.
Từ dữ liệu rời rạc, nhân sự chưa thích nghi, đến hạ tầng kỹ thuật chắp vá… Tất cả đều khiến doanh nghiệp "thay áo nhưng chưa thay người". Anh khẳng định, chuyển đổi cần một chiến lược bài bản: biết mình đang đi đâu, vì sao phải đi, và chuẩn bị gì để đi đến đó.
Chiến lược thông minh - La bàn định hướng giữa biển lớn
Dễ thấy, 4 lưu ý trên như một cơn bão chọn lọc tự nhiên. Và điều khiến doanh nghiệp có thể trụ lại và phát triển chính là tìm ra hướng đi đúng đắn.
Hãy tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Trong một thế giới đang đề cao giá trị, thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì? Trên sàn thương mại điện tử, bạn muốn người ta nhớ đến là một nhà bán rẻ hay một biểu tượng văn hóa? Bạn dùng AI để tăng tốc hay đang đánh mất bản sắc? Và bạn đang chuyển đổi vì tầm nhìn dài hạn, hay chỉ vì áp lực ngắn hạn?...
Kết luận lại, chuyên gia Nguyễn Quốc Quỳnh nhấn mạnh:
“Doanh nghiệp không thể đi tiếp nếu chỉ ứng phó ngắn hạn. Điều cần làm bây giờ là dừng lại để đặt những câu hỏi thật lớn, thật sâu. Tư duy chiến lược không giúp bạn tránh được mọi biến động, nhưng nó giúp bạn không hoảng loạn giữa biến động. Đó là la bàn cho mọi hành trình dài".