YouTube ngập tràn quảng cáo nhảm nhí, lừa đảo
Quảng cáo YouTube là cần thiết để duy trì nguồn thu cho nền tảng lẫn người sáng tạo nội dung. Tuy nhiên, nền tảng này tồn tại rất nhiều nội dung quảng cáo nhảm nhí, lừa đảo.
Giới trẻ, đặc biệt là thế hệ Gen Z đang hình thành thói quen mua đồ bản quyền thay vì dùng miễn phí các bản crack, ví dụ như phần mềm, ứng dụng nghe nhạc, nền tảng xem phim ảnh. Tuy nhiên, YouTube Premium lại không được chào đón, phải chăng vì người dùng muốn “xem chùa”. Thực chất, người dùng cảm thấy chất lượng dịch vụ mà nền tảng đem lại không tương xứng khi mà quảng cáo YouTube nhan nhản các nội dung nhảm nhí, lừa đảo và gây khó chịu.
Trong khi các ứng dụng mạng xã hội cho phép người dùng sử dụng nhiều tính năng khác như chạy song song hai app, chạy video khi tắt màn hình, xem phim trước nhiều tập nếu mua bản VIP thì YouTube yêu cầu người xem bỏ ra 79.000 đồng chỉ để tắt quảng cáo. Đây là tính năng duy nhất mà nền tảng này cung cấp tính đến thời điểm hiện tại.
Người dùng rất bất ngờ vì phải mất rất nhiều tiền chỉ để bỏ qua quảng cáo YouTube. Trong khi đó, hầu hết các quảng cáo xuất hiện đều có nội dung nhảm nhí, không được quản lý chặt chẽ. Phải chăng, YouTube đang thực hiện toan tính nào đó khi vẫn cho phép các quảng cáo lừa đảo xuất hiện tràn làn và đồng thời thu phí của những người dùng khác để chặn những quảng cáo có nội dung độc hại?
YouTube đang tăng tần suất quảng cáo nhiều lần hơn trong video, khiến người dùng phải khó chịu. Để giải quyết bài toán này, nền tảng đưa ra chính sách mới với giá 79.000 đồng để người dùng có thể không cần xem quảng cáo. Hành động này gây ra làn sóng tranh cãi gay gắt trong cộng đồng người dùng.
Nền tảng cần phải giải quyết vấn đề về quảng cáo YouTube độc hại trước khi “mồi” người dùng mua bản Premium chặn quảng cáo. Ngoài ra, hệ thống gợi ý video cũng đang gặp một số vấn đề bất cập liên quan đến thuật toán khi gợi ý nhiều nội dung nhảm, không liên quan đến những gì mà người dùng quan tâm.
YouTube cần chú trọng vào việc quản lý các quảng cáo YouTube nhảm nhí, lừa đảo, gây ảnh hưởng tới tinh thần của người dùng. Đặc biệt là YouTube Kids cần đáng được lưu tâm hơn. Khi mở thêm phần nội dung riêng cho trẻ nhỏ, nền tảng phải quản lý sát sao nội dung được đăng tải, nhất là các quảng cáo chèn vào.
Người dùng chia sẻ: “Con nhà tôi rất thích xem YouTube vì rất nhiều nội dung thú vị, kể cả quảng cáo. Nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều nội dung nhảm nhí, lừa đảo chiếm tới 80%. Tình trạng không kiểm soát nội dung như vậy gây ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần của trẻ nhỏ, thậm chí có thể khiến trẻ em thực hiện theo mà không biết đó là hành vi không nên làm”.