Thứ tư, 20/09/2023, 06:08 (GMT+7)

Sai phạm nội dung trên TikTok Việt Nam, khi nào thì phạt?

Hoàng Ngân (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Mới đây, TikTok bị EU phạt vì sai phạm nội dung liên quan đến vấn đề trẻ em. TikTok Việt Nam cũng nhiều lần bị cáo buộc nhưng chưa có hình thức xử phạt cụ thể.

Ngày 15/9, mạng xã hội TikTok bị Ireland tuyên phạt 355 triệu Euro (khoảng 9.000 tỷ đồng) vì sai phạm nội dung liên quan đến quyền dữ liệu cá nhân của trẻ em do EU ban hành. Cụ thể, trước 31/12/2020, TikTok đã đặt quyền riêng tư mặc định của các tài khoản dưới 16 tuổi ở “công khai”, phải đến tháng 1/2021, nhà phát triển mới bắt đầu đặt chế độ mặc định cho những đối tượng này về “riêng tư”. Điều này đã vi phạm Quy định chung về bảo mật dữ liệu (GDPR) của châu Âu.

EU phạt TikTok 379 triệu USD do vi phạm luật bảo vệ dữ liệu

Bên cạnh đó, TikTok cũng xơ xài trong việc xác nhận thân nhân phụ huynh hoặc người giám hộ của người dùng trẻ em khi thực hiện liên kết tài khoản bằng tính năng “Gia đình thông minh”. Ngoài ra, mạng xã hội này còn vi phạm nhiều quy định khác liên quan đến quyền bảo mật dữ liệu trẻ em của EU. Đây là lần đầu tiên TikTok gặp rắc rối với DPC - cơ quan hàng đầu của EU trong lĩnh vực bảo vệ dữ liệu.

Phản hồi về án phạt, người phát ngôn của TikTok khẳng định công ty không đồng tình với quyết định của DPC, đặc biệt là số tiền phạt 345 triệu Euro. Về phía DPC, TikTok có ba tháng để tuân thủ các án phạt được tuyên. Ngoài ra, cơ quan này cũng đang có các cuộc điều tra khác về nghi vấn TikTok gửi dữ liệu cá nhân người dùng về Trung Quốc, gây rò rỉ thông tin trái phép.

EU phạt TikTok 345 triệu euro do vi phạm quy định về xử lý dữ liệu trẻ em

Mất gần 3 năm để DPC đưa ra tuyên phạt cho TikTok vì vấn đề sai phạm nội dung liên quan đến trẻ em. Tại Việt Nam, nền tảng mạng xã hội này cũng vướng phải nhiều vấn đề liên quan đến trẻ em và các nội dung độc hại khác. Tuy nhiên, sau khi bị phát hiện, TikTok chỉ thực hiện xóa bài và ngăn chặn link tiếp cận, chưa bị phạt hành chính nặng nề như châu Âu.

Khi sử dụng TikTok, người dùng dễ dàng nhìn thấy hình ảnh trẻ em trong các video. Đó có thể là video tự quay hoặc xuất hiện trong video của tài khoản người lớn khác. Nhiều video mang tính chất mạo hiểm, nguy hại cho trẻ em và không được phép tuyên truyền nhưng vẫn xuất hiện trên TikTok với trăm ngàn lượt xem. Chẳng hạn như hồi tháng 2/2023, trào lưu quay trend “cô đồng bổ cau” xuất hiện nhan nhản trên TikTok, mặc dù nội dung sai phạm vì tuyên truyền mê tín dị đoan nhưng vẫn trở thành chủ đề hot. Hàng chục ngàn video đăng tải cùng kiểu sai phạm nội dung, trong đó có rất nhiều TikToker nổi tiếng cũng vào vai cô đồng, sẵn sàng tuyên “đúng nhận sai cãi” để mong video giải trí của mình đạt hàng triệu lượt xem.

Buộc TikTok ký thừa nhận sai phạm tại Việt Nam

Lẽ ra, những người có sức ảnh hưởng trên TikTok cần hiểu và làm rõ trào lưu, đi đầu trong việc bài trừ hủ tục, mê tín dị đoan chứ không phải hùa theo “iDol” để cùng nhau trở thành người nổi tiếng. TikTok Việt Nam không hề có hành động ngăn chặn, thậm chí đưa các video liên quan đến “cô đồng bổ cau” xuất hiện trên tab thịnh hành. Vi phạm của TikTok gây ảnh hưởng lớn đến tư tưởng của người xem nói chung, trẻ em nói riêng, tiếp tay cho các hành vi tuyên truyền văn hóa sai trái.

Buộc TikTok ký thừa nhận sai phạm tại Việt Nam

Không khó để nhìn thấy loạt sai phạm nội dung trên TikTok Việt Nam, thế nhưng, người xem chỉ có thể chủ động ngăn chặn bằng cách chặn tài khoản của người dùng. Tuy nhiên, số lượng các video sai phạm vẫn xuất hiện nhan nhản do chính sách quản lý hời hợt của TikTok. Pháp luật Việt Nam cần xây dựng quy định xử phạt chi tiết để xử lý các sai phạm nội dung trên TikTok, bao gồm cả công ty chủ quản lẫn tài khoản người dùng vi phạm.

Cùng chuyên mục