Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 21/10/2024, 12:17 (GMT+7)

Chuyên gia truyền thông ‘mách nước’ kỹ năng xử lý khủng hoảng doanh nghiệp

Chuyên gia Phạm Mạnh Tiên, Giám đốc Công ty cổ phần truyền thông Sunlower Multimedia với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực truyền thông cho rằng, việc nhận diện sớm các dấu hiệu khủng hoảng và xây dựng thương hiệu mạnh mẽ thông qua truyền thông chủ động là yếu tố giúp doanh nghiệp phục hồi niềm tin từ công chúng.

Khủng hoảng truyền thông đang trở thành một thách thức không nhỏ cho các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hiện nay. Theo chuyên gia Phạm Mạnh Tiên, việc nhận diện sớm các dấu hiệu khủng hoảng rất quan trọng. Doanh nghiệp cần xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ thông qua truyền thông chủ động và xây dựng mối quan hệ với báo chí, giúp họ sẵn sàng đối mặt với những tình huống xấu. Một thương hiệu có sức ảnh hưởng sẽ dễ dàng phục hồi niềm tin từ công chúng.

tiên 3
Chuyên gia Phạm Mạnh Tiên (Áo đen) cố vấn truyền thông cho doanh nghiệp xây dựng thương hiệu

Lấy ví dụ từ ngành công nghiệp xe máy, trong bối cảnh dịch Covid-19 năm 2020, Yamaha đã khéo léo quản lý thương hiệu của mình. Mặc dù doanh số bán hàng giảm, hãng này vẫn duy trì vị thế dẫn đầu với các sản phẩm như xe Sirius và Exciter 155 VVA, nhờ vào các chiến dịch truyền thông sáng tạo và hiệu quả. Chiến dịch “New me, Discover – Khám phá chất riêng” không chỉ giúp quảng bá thương hiệu mà còn tăng cường kết nối với khách hàng.

Ngoài ra Yamaha còn sử dụng truyền thông nhân bản thông qua việc biến nó thành người bạn hiểu khách hàng, thông qua Kols, gắn hình ảnh xe máy với người năng động, thông minh, cá tính, trực tiếp cho khách hàng trải nghiệm... Đồng thời, truyền thông không phải một chiều mà hãng mang đến sự đổi mới và nguồn cảm hứng giúp khách hàng nhận ra giá trị và tương lai kết nối với phương tiện di chuyển.

Ông Tiên nhấn mạnh rằng cách xử lý khủng hoảng không chỉ dừng lại ở việc gỡ bỏ thông tin tiêu cực. Việc này có thể tạo ra những hậu quả lâu dài, làm suy yếu niềm tin của công chúng đối với thương hiệu. Doanh nghiệp cần phải có chiến lược rõ ràng để tái thiết niềm tin và khôi phục hình ảnh.

Hình ảnh 13
Chiến dịch “New me, Discover – Khám phá chất riêng” không chỉ giúp quảng bá thương hiệu mà còn tăng cường kết nối với khách hàng.

Trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, thương hiệu không còn chỉ là tên gọi hay logo, mà cần được cộng đồng công nhận và chấp nhận. Sự kết nối giữa thương hiệu và khách hàng ngày càng trở nên quan trọng, đòi hỏi doanh nghiệp phải “nhân bản hóa” thương hiệu, xây dựng mối quan hệ gắn kết hơn với khách hàng.

Thế giới truyền thông hiện đại, đặc biệt là qua mạng xã hội, đã tạo ra một lớp công chúng mới năng động, yêu cầu doanh nghiệp phải linh hoạt trong cách tiếp cận. Công nghệ mới cho phép các doanh nghiệp cá nhân hóa trải nghiệm khách hàng và xây dựng mối quan hệ sâu sắc với công chúng.

Ông Tiên cho rằng, để xây dựng một thương hiệu có tính nhân bản, doanh nghiệp cần xác định triết lý cốt lõi và thực hiện chiến lược phát triển bền vững. Chỉ khi làm được điều này, doanh nghiệp mới có thể vượt qua khủng hoảng và tiếp tục phát triển trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay.

Cùng chuyên mục