Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 21/09/2024, 09:01 (GMT+7)

Đưa sản phẩm truyền thống lên sàn thương mai điện tử: Marketing thế nào để mang về doanh thu khủng và phát triển thương hiệu?

Phóng viên Tiếp Thị & Gia đình đã có cuộc trò chuyện với doanh nhân Ngô Quý Đức, nhà sáng lập dự án “Về làng” để nghe anh phân tích rõ hơn về quá trình đưa sản phẩm làng nghề truyền thống lên sàn thương mại điện tử.

Ngô Quý Đức - người sáng lập dự án "Về làng" là người 18 năm trước xây dựng dự án My Hanoi - một thư viện trực tuyến về văn hóa Hà Nội. Suốt 18 năm qua, anh mải miết trở về các làng nghề với mong muốn tìm những hướng đi mới cho những sản phẩm làng nghề trên nền tảng số.

z5798888621179_56aa9493fd08787738c5b7cf4e44c4ed

- Những lợi ích chính của việc đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử là gì? Thưa anh?

Việc đưa sản phẩm làng nghề lên sàn thương mại điện tử mang lại nhiều lợi ích đáng kể, bao gồm: tiếp cận thị trường rộng lớn với lượng khách hàng tiềm năng không giới hạn không chỉ trong nước mà còn quốc tế.

Các sản phẩm làng nghề khi đưa lên sàn thương mại điện tử được quảng bá một cách rộng rãi, giúp nâng cao giá trị thương hiệu và cạnh tranh với các sản phẩm khác. Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử thường cung cấp công cụ phân tích giúp theo dõi doanh số, khách hàng và hiệu quả marketing. Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng tìm kiếm, chọn lựa và mua sản phẩm từ bất kỳ đâu và vào bất kỳ lúc nào, từ đó thúc đẩy sự kết nối và hợp tác.

Hình ảnh 7

- Anh đánh giá thế nào về khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống trên thị trường trực tuyến so với các sản phẩm hiện đại?

Khả năng cạnh tranh của sản phẩm làng nghề truyền thống trên thị trường trực tuyến so với các sản phẩm hiện đại có một số yếu tố cần xem xét bao gồm: tính độc đáo và giá trị văn hóa cao, chất lượng cao và tay nghề tinh xảo, thương hiệu và câu chuyện, giá cả, chiến lược marketing mạnh mẽ, thách thức công nghệ,…

Tóm lại, sản phẩm làng nghề truyền thống có khả năng cạnh tranh mạnh mẽ nếu biết khai thác đúng điểm mạnh của mình và thích ứng với xu hướng thị trường hiện đại. Tuy nhiên, việc này đòi hỏi sự sáng tạo và chiến lược hợp lý trong tiếp cận khách hàng.

- Những thách thức lớn nhất mà các nghệ nhân làng nghề gặp phải khi chuyển sang bán hàng trực tuyến là gì?

Khi chuyển sang bán hàng trực tuyến, các nghệ nhân làng nghề đối mặt với một số thách thức lớn từ việc chưa quen với công nghệ số, gặp khó khăn trong việc sử dụng các nền tảng thương mại điện tử và công cụ quản lý trực tuyến.

Đơn cử như chi phí để xây dựng một trang web hoặc tham gia sàn thương mại điện tử có thể yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu khá cao, điều này có thể gây áp lực tài chính cho nghệ nhân.

Hay như quá trình vận chuyển sản phẩm làng nghề từ người bán đến người mua cũng gây ra một số bất cập như: Thời gian vận chuyển phụ thuộc vào đơn vị vận chuyển và những yếu tố khách quan như giao thông, thiên tai, dịch bệnh..., song khi hàng hóa bị giao chậm, khách hàng dễ từ chối nhận.

Để vượt qua những thách thức này, nghệ nhân nên tìm kiếm hỗ trợ từ các tổ chức, mạng lưới cộng đồng hoặc tham gia các khóa đào tạo về kinh doanh trực tuyến và marketing số.

- Anh có gợi ý nào để các nghệ nhân tối ưu hóa quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử?

Để tối ưu hóa quy trình bán hàng trên sàn thương mại điện tử, các nghệ nhân phải hiểu rõ nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách hàng mục tiêu. Điều đặc biệt phải nhấn mạnh các đặc điểm độc đáo và giá trị văn hóa của sản phẩm để thu hút được khách hàng, nhất là khách online, các nghệ nhân cần tạo điểm nhấn về hình ảnh, mẫu mã. Bởi nếu sản xuất kinh doanh bằng thương mại điện tử mà sử dụng hình ảnh, mẫu mã của đơn vị khác thì chẳng khác nào "quảng cáo không công cho người ta”.

Ngoài ra còn phải biết sử dụng mạng xã hội để tăng cường nhận diện thương hiệu và tạo mối quan hệ với khách hàng; chia sẻ câu chuyện, quy trình sản xuất và giá trị văn hóa để tạo ra sự kết nối.

Hay như việc chăm sóc khách hàng sau khi bán thì phải theo dõi, khuyến khích họ để lại đánh giá và phản hồi để cải theo dõi thiện sản phẩm và dịch vụ,… Bằng cách áp dụng những gợi ý này, các nghệ nhân có thể nâng cao hiệu quả bán hàng trên sàn thương mại điện tử, thu về doanh thu tốt và phát triển thương hiệu của mình một cách bền vững.

- Anh nghĩ gì về vai trò của marketing trong việc quảng bá sản phẩm làng nghề trên các nền tảng thương mại điện tử? 

Marketing đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm làng nghề trên các nền tảng thương mại điện tử. Nó là cầu nối giúp sản phẩm làng nghề tiếp cận đến đông đảo người tiêu dùng, tạo ra giá trị và gia tăng sự bền vững cho các nghệ nhân trong thời đại số.

Hình ảnh 5
Làng nghề bánh tráng hơn 100 tuổi ở Cần Thơ

- Anh dự đoán tương lai của sản phẩm làng nghề truyền thống trên thương mại điện tử sẽ như thế nào trong 5-10 năm tới?

Trong 5 -10 năm tới, tương lai của sản phẩm làng nghề truyền thống trên thương mại điện tử dự kiến sẽ có một số xu hướng và thay đổi tích cực từ việc xuất khẩu sản phẩm làng nghề truyền thống sẽ gia tăng đáng kể. Nhiều nghệ nhân và hộ sản xuất sẽ chuyển sang bán hàng trực tuyến, tiếp cận được đông đảo khách hàng trên toàn cầu.

Các sản phẩm làng nghề sẽ không còn chỉ gói gọn trong thị trường nội địa mà sẽ vươn tầm ra thị trường quốc tế. Người tiêu dùng ở khắp nơi sẽ dễ dàng tìm thấy và trải nghiệm sản phẩm độc đáo, mang tính văn hóa khu vực. Các sản phẩm làng nghề sẽ ngày càng được cải tiến về thiết kế, mẫu mã để phù hợp với xu hướng tiêu dùng hiện đại. Sự kết hợp này sẽ giúp bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu của thị trường hiện đại.

Thực tế cũng cho thấy, người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến sự bền vững và các sản phẩm thân thiện với môi trường. Sản phẩm làng nghề, với nguồn nguyên liệu tự nhiên và quy trình sản xuất truyền thống, sẽ được ưa chuộng hơn khi người tiêu dùng.

Cùng chuyên mục