Thứ sáu, 18/08/2023, 10:46 (GMT+7)

Bạn đã uống thuốc viên nén, nhộng, sủi... đúng cách chưa?

Thuốc được bào chế thành nhiều dạng như thuốc viên nén, viên nhộng, viên sủi... Mỗi loại thuốc lại có cách sử dụng riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất.Thuốc được bào chế thành nhiều dạng như thuốc viên nén, viên nhộng, viên sủi... Mỗi loại thuốc lại có cách sử dụng riêng để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Cách phân loại thuốc theo dạng bào chế không chỉ phát huy tối đa hiệu lực chữa bệnh, tiện lợi trong sử dụng và bảo quản mà cũng giúp bệnh nhân hiểu nhanh được phải sung thuốc thế nào. Trước khi uống thuốc, bạn cần đọc kỹ hưỡng dẫn sử dụng từng loại thuốc và chỉ dẫn của bác sĩ khi kê đơn. Sau đây là cách sử dụng của một số dạng thuốc tiêu biểu.

Thuốc viên nén

Viên nén là dạng thuốc phổ biến nhất và có nhiều hình dạng, kích thước khác nhau có thể được điều chế bằng cách nén một hay nhiều dược chất. Mỗi viên nén là một đơn vị liều, do đó rất dễ sử dụng, dễ vận chuyển và dễ bảo quản.

uong thuoc Tiepthigiadinh H1
Nên uống thuốc viên nén với nước đun sôi để nguội

Có thể chia thuốc viên nén thành 3 loại chính với cách sử dụng như sau:

Viên phóng thích hoạt chất tức thời: gồm các viên uống thông thường tan trong dạ dày, viên ngậm, đặt dưới lưỡi, nhai, viên sủi… Các viên này giải phóng nhanh và hoàn toàn sau khi uống hoặc được hòa tan rồi uống, vì thế thời gian tác dụng thường ngắn 4-8 giờ.

Viên phóng thích hoạt chất trễ: chứa hoạt chất đến một thời điểm hoặc vị trí nào đó mới bắt đầu giải phóng. Tiêu biểu là viên bao tan trong ruột sử dụng cho thuốc kém bền với acid dịch dạ dày, và khi xuống đến ruột non mới bắt đầu giải phóng hoạt chất.

Viên phóng thích hoạt chất biến đổi: gồm các viên giải phóng kéo dài, sử dụng các tá dược khác kéo dài thời gian giải phóng dược chất, có thể kết hợp phóng thích chậm với phần liều duy trì và phóng thích nhanh với liều khởi đầu hoặc giải phóng theo đợt...

Cách sử dụng tốt nhất của thuốc viên là nên uống với khoảng 100-150ml nước đun sôi để nguội. Tùy theo từng thuốc, cần phải xem kỹ hướng dẫn để không biết có cần nhai, bẻ, nghiền… thuốc khi uống hay không.

Tốc độ và mức độ hấp thu dược chất của dạng thuốc này phụ thuộc nhiều vào thời gian lưu trú tại dạ dày, vì nếu thuốc nằm tại dạ dày lâu quá thì vỏ bao sẽ rã ngay dưới tác dụng của dịch vị. Do đó, để đảm bảo tác dụng của thuốc, nên uống xa bữa ăn trừ những thuốc kích ứng dạ dày. Những loại thuốc uống cùng bữa ăn sẽ được bác sĩ chỉ định trong đơn thuốc.

Thuốc con nhộng

Viên con nhộng còn gọi là viên nang, capsule... là dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau. Vỏ nang được làm chủ yếu từ gelatin hoặc polyme như HPMC... Trong vỏ nang còn chứa các tá dược khác như chất hóa dẻo, chất màu, chất bảo quản... Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet...) hay lỏng, nửa rắn (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão...)

uong thuoc Tiepthigiadinh H2
Không được tách vỏ nhộng ra để uống phần bên trong

Mục đích của dạng bào chế con nhộng là làm chậm để đến tận ruột non mới phát huy tác dụng. Vỏ nhộng cũng giúp thành phần trong thuốc không bị hỏng khi tiếp xúc với môi trường xung quanh và che giấu mùi vị khó chịu của thuốc và bảo vệ niêm mạc dạ dày trong một số loại hoạt chất gây kích ứng niêm mạc dạ dày cũng như giúp thuốc tan tại ruột để tránh acid của dịch vị phá hủy thuốc Vì thế, không được mở con nhộng ra và uống hay hòa tan thành phần bên trong, sẽ không đảm bảo tác dụng của thuốc và nồng độ diệt khuẩn cần thiết trong máu.

Bạn nên uống thuốc viên nhộng ở tư thế đứng với khoảng 150-200ml để tạo một dung môi trong dạ dày giúp vỏ nhộng tan ra dễ hơn.

Nếu nhà có trẻ nhỏ hoặc người già không nuốt được viên nhộng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để chuyển sang dạng thuốc bột hoặc nhũ tương. Những thuốc này có thể hấp thu tại niêm mạc dạ dày của trẻ dễ dàng hơn các dạng thuốc khác cũng như tránh hóc vào đường ăn hoặc đường thở của trẻ.

Thuốc sủi

Thuốc dạng sủi là loại thuốc khác với viên nén thông thường, khi sử dụng cần hòa với một lượng nước thích hợp và đợi sủi bọt hết thành dung dịch rồi uống. Viên sủi thích hợp cho những người khó nuốt viên nén, giảm kích ứng niêm mạc cho một số dược chất, tăng sinh khả dụng của thuốc và phù hợp với người cao tuổi hoặc trẻ em.

Dạng thuốc sủi phải được điều chế và bảo quản trong điều kiện tránh ẩm do chứa một lượng muối kiềm khá lớn (natri carbonat, natri hydrocarbonat, kali carbonat) nên viên sủi nói chung không được chỉ định dùng cho người kiêng muối.

uong thuoc Tiepthigiadinh H3
Cần đợi viên sủi tan hoàn toàn trong nước rồi mới uống

Cách sử dụng đúng nhất với thuốc viên dạng sủi là dùng cả viên thuốc hoặc liều thích hợp hòa tan vào một cốc nước sạch, đợi cho viên thuốc tan hết rồi sử dụng. Không bẻ nhỏ viên sủi rồi nuốt trực tiếp như các thuốc uống thông thường khác. Tránh uống các thuốc chứa vitamin C, canxi sủi vào cuối ngày vì có thể gây kích ứng nhẹ dẫn tới khó ngủ.

Thuốc dạng sủi thường được sản xuất nhiều viên để trong 1 lọ hoặc dạng bột nên cần tránh cho thuốc tiếp xúc trực tiếp với không khí bằng cách đậy nắp kín và tránh ẩm. Chỉ sử dụng khi thuốc còn nguyên vẹn và vứt bỏ ngay thuốc đã bị ẩm.

Cùng chuyên mục