Thời buổi khó khăn, doanh nghiệp có nên cắt giảm chi phí quảng cáo? Chuyên gia tiết lộ sai lầm của hầu hết của doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng 'bỏ quên' thương hiệu
Hầu hết công ty đều cố gắng “thắt lưng buộc bụng”, cắt giảm chi phí quảng cáo trong các giai đoạn khó khăn. Tuy nhiên, thực tế đây có phải là một chiến lược đúng đắn? Lời khuyên nào cho các doanh nghiệp để vượt qua giai đoạn khó khăn, tạo đà bứt phát trong giai đoạn tiếp theo là gì?
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp đều phải thắt chặt chi tiêu để duy trì hoạt động sản xuất và đầu tư. Trong đó, cắt giảm chi phí quảng cáo là điều đầu tiên được nhiều doanh nghiệp nghĩ tới.
Tuy nhiên bài học từ những tập đoàn hàng đầu thế giới cho thấy, những doanh nghiệp phục hồi mạnh mẽ nhất sau các cuộc suy thoái trước đây thường không cắt giảm chi tiêu quảng cáo và trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp thậm chí còn mạnh tay tăng ngân sách. Ngược lại, việc cắt giảm chi phí quảng cáo trong mùa khủng hoảng không phải là giải pháp lý tưởng. Thậm chí, dưới vỏ bọc tiết kiệm, sức bền của doanh nghiệp rất có thể sẽ bị phá vỡ.
Lý giải điều này, chuyên gia Hoàn Phùng (Mèo Vẫy Tiền) - Huấn luyện viên marketing Trường Doanh nhân Chuỗi và Nhượng quyền Việt Nam (SRA)/ Cố vấn marketing cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) nhận định, trong thời kỳ suy thoái, khi hầu hết các doanh nghiệp đối thủ quay cuồng trong nỗ lực tiết kiệm, cắt giảm chi phí quảng cáo, sức cạnh tranh trên thị trường sẽ giảm xuống.
Vì vậy, đây chính là "thời điểm vàng" để doanh nghiệp vươn lên chiếm lĩnh thị trường nếu biết cách duy trì hoặc tăng ngân sách tiếp thị, trở thành sự lựa chọn hàng đầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, đây cũng là thời điểm lý tưởng để doanh nghiệp đổi mới và thích nghi. Qua đó, khẳng định vị thế trên thị trường và tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Có thể nhìn lại chiến lược quảng cáo của thương hiệu Dược phẩm chuyên cung cấp các sản phẩm chất lượng đáng tin cậy trên toàn cầu - Reckitt Benckiser trong cuộc khủng hoảng tài chính trên toàn cầu vào năm năm 2008 để thấy rõ điều này.
Thay vì thực hiện các chiến lược các chiến lược cắt giảm chi phí theo xu hướng chung, công ty này đã khởi động một chiến dịch quảng cáo thuyết phục người tiêu dùng tiếp tục mua các sản phẩm đắt tiền hơn và chất lượng tốt hơn, bất chấp tình hình kinh tế khắc nghiệt.
Với tư duy và chiến lược đột phá khi tăng thêm 25% ngân sách quảng cáo trong bối cảnh các đối thủ cạnh tranh giảm tiếp thị, Reckitt Benckiser đã tăng 8% doanh thu và 14% lợi nhuận trong khi hầu hết các đối thủ đều giảm lợi nhuận từ 10% trở lên.
Cũng theo chuyên gia, khi đầu tư vào quảng cáo trong bối cảnh kinh tế khó khăn, doanh nghiệp cần phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng nội dung. Theo đó, nội dung quảng cáo phải phản ánh được những thách thức mà người tiêu dùng đang gặp phải. Quảng cáo khi đó thay vì chỉ mang tính nhận diện, định vị thương hiệu thì còn phải giúp người tiêu dùng trả lời được câu hỏi: "Tại sao phải chi tiền?"
Hiểu được cốt lõi này, năm 2020 - trong bối cảnh thế giới đang phải đối diện với đại dịch COVID-19, Coca-Cola đã thực hiện chiến dịch quảng cáo "Cảm ơn những anh hùng thầm lặng". Với chiến dịch này, thương hiệu đã tập trung hướng tệp khách hàng của mình vào những câu chuyện nhỏ về những anh hùng vô danh trên tiền tuyến chống dịch.
Từ đó, lan tỏa mạnh mẽ thông điệp ý nghĩa "ngay cả khi ở trong hoàn cảnh khó khăn, chúng ta hoàn toàn có thể hy vọng vào những điều tốt đẹp đến từ tình nhân loại". Cũng với thông điệp này, Coca Cola đã khéo léo nhắc nhớ người tiêu dùng rằng thức uống có ga ngọt ngào sẽ luôn ở đó và sẽ luôn bên bạn, dù tình hình tốt hay xấu.
Ngoài ra, để tạo nên thành công cho các chiến dịch, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc kỹ lưỡng về ngân sách, mục tiêu, đối tượng và bối cảnh thị trường trong từng thời điểm cụ thể.
"Dù đầu tư quảng cáo vào ở thời điểm nào cũng vậy, doanh nghiệp cần chọn chiến lược phù hợp theo từng thời điểm để tạo hiệu quả cao. Trong đó, sự linh hoạt trong việc phân bổ ngân sách sẽ chính là chìa khóa dẫn đến thành công, giúp doanh nghiệp không chỉ vượt qua khủng hoảng mà còn phát triển mạnh mẽ trong những năm tiếp theo" - chuyên gia Hoàn Phùng nhấn mạnh.
- Nhãn hàng thẳng tay gỡ bỏ quảng cáo sau scandal của đại sứ: Bài học nào cho doanh nghiệp và người chuyển tải sản phẩm quảng cáo?
- Bất ngờ trước mức chi cho quảng cáo trực tuyến, con số bao nhiêu mà được khẳng định là xu hướng không thể đảo ngược?
- Vì sao người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào quảng cáo? Chuyên gia tiết lộ quy trình 'sống còn' để xây dựng niềm tin cho thương hiệu
- Cho trẻ ngồi ghế trước ô tô sẽ bị xử phạt nặng, phụ huynh cần hết sức lưu ý
- Cắm hoa ly nghệ thuật để 'nói hộ lòng mình', cô giáo 9X gây 'sốt' cộng đồng mạng
- Loại củ giá rẻ, bán đầy chợ được ví như 'nhân sâm mùa đông' cực bổ dưỡng, không ăn quá phí
- TP.HCM: Xử nghiêm nghệ sĩ quảng cáo thực phẩm chức năng như 'thần dược'
- Liên tiếp phát hiện hành vi buôn bán hàng giả nhãn hiệu, nếu buôn số lượng lớn có đối mặt án phạt hình sự?
- Adobe tiếp tục công phá, cải tiến tính năng AI với Photoshop Elements & Premiere Elements 2025