Những loại khoai lang nào phổ biến ở Việt Nam?
(Tiếp thị gia đình) - Khoai lang là món ăn quen thuộc, gần gũi với con người Việt Nam. Mỗi loại khoai lang sẽ có những đặc điểm và lợi ích khác nhau, cần lưu ý khi sử dụng.
Các loại khoai lang phổ biến ở Việt Nam
Khoai lang mật
Khoai lang mật là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, được ưa thích nhất trong tất cả các loại khoai lang.
Khoai lang mật chứa một lượng mật dồi dào cùng với nhiều dưỡng chất và khoáng chất tốt cho sức khỏe như vitamin D, vitamin C, vitamin B6.
Vi chất sắt có trong khoai lang mật làm thúc đẩy quá trình sản sinh bạch cầu, hồng cầu, giúp tăng cường hệ miễn dịch và chuyển hóa protein trong cơ thể.
Khi chế biến, khoai lang mật mang lại vị mềm, không bị khô và bở.
Một số lưu ý về khoai lang mật
- Khoai lang mật hầu như không có chất béo và cholesterol, nên khi ăn khoai lang mật có thể ngăn ngừa quá trình chuyển hóa chất, ngăn chặn chất béo tích tụ.
- Người bị tiểu đường có thể ăn khoai lang mật do hàm lượng carbohydrate trong khoai thấp.
- Khi ăn cần chia lượng ăn ra nhiều lần chứ không nên ăn quá nhiều một lúc.
- Khi mua khoai lang mật không nên chọn củ quá tươi, vì khi còn tươi khoai chứa nhiều nước, lượng mật ít và chưa ngọt.
Khoai lang tím
Khoai lang tím có nguồn gốc từ vùng Nam Mỹ, có củ hình thuôn dài, vỏ khoai có đa dạng màu sắc như là tím, vàng, trắng.
Trong 100gr khoai lang tím củ tươi có:
120 kcal calo
27gr Carbohydrate
4gr chất xơ
20mg Canxi
100gr Vitamin A
12gr Vitamin C
Một số thành phần, hợp chất khác có trong khoai lang tím: Natri, Protein, Sắt, anthocyanins…
Một số lưu ý về khoai lang tím
- Khi chế biến cần luộc, nướng thật chín củ khoai trước khi ăn để tránh những triệu chứng dễ gặp phải như: nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.
- Những người bị viêm dạ dày, tiêu chảy, đường huyết thấp cần hạn chế ăn khoai lang tím để tránh ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh.
- Nên kết hợp ăn khoai lang tím với những loại thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, để hấp thụ được tối đa các chất dinh dưỡng.
- Không nên ăn khoai lang tím vào buổi tối vì có thể gây kích thích dịch vị và làm khó chịu cho hệ tiêu hóa.
Khoai lang trắng
Trong khoai lang trắng có khoảng 25% hàm lượng tinh bột, bao gồm cả fructose, glucose, sucrose... và protein tương đối thấp. Do có hàm lượng tinh bột cao và lượng đường thấp nên khi chế biến vị ngọt ít và thơm không nhiều.
Trong một củ khoai lang trắng (cân nặng khoảng 100g) gồm có:
3,3 gram chất xơ
2 gram protein
Giàu các vitamin, khoáng như: Vitamin A, vitamin C, vitamin B, Mangan, Đồng,...
Hàm lượng chất xơ cao, lượng calo thấp nên khoai lang trắng phù hợp với chế độ ăn giảm cân.
Một số lưu ý khi dùng khoai lang trắng
- Khoai lang trắng có vị bở và khô, không ngon như các loại khoai lang khác
- Nên mua loại khoai lang khác nếu bạn thích ngọt và mịn
- Để giải cảm và chữa táo bón, khoai lang ruột trắng là một lựa chọn hoàn hảo.
Khoai lang vàng
Khoai lang vàng được xem là “nữ hoàng carotenoid” vì rất giàu carotenoid, Beta - carotene có thể chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa thiếu vitamin A và bảo vệ thị lực, Alpha - carotene có lợi ích cao trong việc phòng chống bệnh tim mạch và ung thư.
Hàm lượng vitamin C có trong khoai lang vàng nhiều hơn gấp đôi so với khoai lang tím.
Khoai lang vàng khi nướng sẽ có vị ngọt, thơm và không bị khô.
Lưu ý khi dùng khoai lang vàng
- Ăn khoai lang vàng có hàm lượng calo thấp, phù hợp với đối tượng muốn giảm cân
- Để ổn định chỉ số đường huyết, không nên ăn quá nhiều khoai lang vàng vì hàm lượng đường cao.
- Nên ăn khoai lang vàng vào buổi sáng để hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.
Khoai lang Nhật
Khoai lang Nhật có nguồn gốc từ Nhật Bản, vỏ khoai màu đỏ đậm và bóng mịn. Theo nghiên cứu khoa học, khoai lang Nhật chứa hàm lượng cao canxi, mangan, choline và các loại vitamin cần thiết, đem lại tác dụng tốt đối với sức khỏe người sử dụng.
Khi chế biến có hương thơm và vị ngon ngọt hơn các loại khoai khác.
Lưu ý khi ăn khoai lang Nhật
- Không nên ăn khoai lang đã mọc mầm
- Nên ăn khoai lang vào các bữa phụ
- Ăn khoai sống sẽ dễ bị ợ chua, đầy hơi
- Chọn những củ khoai còn tươi, cuống khoai đang còn mủ
- Có thể ăn khoai lang Nhật để hỗ trợ điều trị táo bón, giúp nhuận tràng