Người gầy vẫn có thể bị mỡ máu cao: Nguy cơ âm thầm bạn không nên chủ quan
Thực tế, chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng vẫn có thể xuất hiện tại không ít người có thân hình mảnh mai, thậm chí gầy gò. Vậy, nguyên nhân đến từ đâu?
Bị đái tháo đường? 5 loại hạt 'vàng' giúp kiểm soát đường huyết ít ai ngờ tới
Bổ sung ngay 6 loại rau củ này nếu muốn làm sạch mỡ máu hiệu quả
Nhiều người vẫn lầm tưởng rằng chỉ những ai thừa cân, béo phì mới mắc bệnh mỡ máu cao. Nhưng thực tế, không ít người gầy gò vẫn được chẩn đoán có chỉ số mỡ máu vượt ngưỡng. Vậy vì sao người gầy cũng rơi vào tình trạng này? Nguyên nhân đến từ đâu và cách phòng ngừa ra sao?
Mỡ máu cao - kẻ giấu mặt thầm lặng
Mỡ máu (hay rối loạn lipid máu) là tình trạng các chất béo trong máu, bao gồm cholesterol và triglyceride tăng vượt mức cho phép. Mặc dù cơ thể cần một lượng chất béo nhất định để duy trì hoạt động bình thường nhưng khi dư thừa, chúng sẽ tích tụ trong thành mạch, gây ra các mảng bám nguy hiểm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuần hoàn máu.
Điều đáng lo ngại là bệnh mỡ máu thường không có biểu hiện rõ ràng ở giai đoạn đầu. Người bệnh có thể không cảm nhận được gì cho đến khi xuất hiện các dấu hiệu như: chóng mặt, đau đầu, tê bì chân tay, mệt mỏi hoặc nghiêm trọng hơn là tắc nghẽn mạch máu gây đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy gan thận…

Vì sao người gầy vẫn bị mỡ máu cao?
Thực tế, cân nặng chỉ là một yếu tố phản ánh bề ngoài của sức khỏe. Người gầy hoàn toàn có thể có lượng mỡ máu cao do nhiều nguyên nhân tiềm ẩn:
-
Di truyền và rối loạn chuyển hóa: Một số người có cấu trúc gen khiến cơ thể xử lý lipid kém hiệu quả, dẫn đến tích tụ mỡ xấu trong máu dù ăn uống điều độ và không tăng cân.
-
Tuổi tác và chức năng gan suy giảm: Khi lớn tuổi, quá trình trao đổi chất chậm lại, gan - cơ quan xử lý chất béo chính có thể suy yếu, làm rối loạn việc phân giải lipid, dẫn đến tăng cholesterol xấu.
-
Bệnh nền âm thầm: Một số bệnh lý như đái tháo đường, suy gan, suy thận, viêm ruột, hội chứng Cushing… có thể làm rối loạn chuyển hóa mỡ trong cơ thể.
-
Thuốc và hóa chất: Việc sử dụng thuốc tránh thai, thuốc lợi tiểu, an thần… kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến chỉ số mỡ máu.
Người gầy thường ít để ý đến chế độ ăn và vận động, cho rằng mình “không cần kiêng khem”. Tuy nhiên, nếu bạn ăn nhiều thức ăn nhanh, thực phẩm chứa mỡ động vật, đồ chiên rán hay thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá thì nguy cơ tăng mỡ máu không hề thua kém người thừa cân.
Lười vận động cũng là yếu tố quan trọng. Việc ít tập thể dục khiến lượng mỡ xấu không được chuyển hóa, từ đó tích tụ trong máu dù cơ thể bạn có vóc dáng gầy gò.
Cách phòng ngừa và kiểm soát mỡ máu cao
Dù bạn gầy hay béo, hãy chủ động kiểm soát chỉ số mỡ máu ngay từ sớm bằng những cách sau:
-
Khám sức khỏe định kỳ: Xét nghiệm máu ít nhất 1–2 lần/năm để theo dõi chỉ số cholesterol toàn phần, LDL (cholesterol xấu), HDL (cholesterol tốt) và triglyceride.
-
Điều chỉnh chế độ ăn uống: Giảm thực phẩm chứa chất béo bão hòa (mỡ động vật, nội tạng), tăng cường rau xanh, trái cây, ngũ cốc nguyên cám, cá béo (giàu omega-3), và bổ sung các loại trà hỗ trợ giảm mỡ máu như trà xanh, trà atiso.
-
Tăng cường vận động: Dành ít nhất 30 phút/ngày để tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, đạp xe, yoga… giúp cải thiện tuần hoàn và hỗ trợ gan xử lý chất béo hiệu quả hơn.
-
Hạn chế tối đa chất kích thích: Nói không với rượu bia, thuốc lá – những tác nhân gây viêm và làm rối loạn chuyển hóa trong cơ thể.
Mỡ máu cao không “chừa” một ai, kể cả những người gầy. Thay vì yên tâm với vóc dáng thon thả, bạn nên chú trọng đến chỉ số sức khỏe bên trong. Lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống hợp lý và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ là “tấm lá chắn” hiệu quả giúp bạn phòng tránh căn bệnh thầm lặng nhưng đầy nguy hiểm này.