Thứ sáu, 25/07/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Phụ nữ chi tiêu theo cảm xúc: Thói quen âm thầm ‘rút cạn’ tài khoản

Vi An Thứ tư, 23/07/2025, 09:00 (GMT+7)

Nhiều phụ nữ mua sắm theo cảm xúc mà không nhận ra thói quen này đang âm thầm rút cạn ví tiền. Nếu không kiểm soát, nó có thể khiến tài khoản “bốc hơi” nhanh hơn bạn tưởng.

Mẹo chi tiêu thông minh giúp phụ nữ độc thân không 'rỗng ví' vào cuối tháng

Chi tiêu trong hôn nhân: Làm sao để phụ nữ không biến thành 'bà nội trợ toàn thời gian' không lương?

Tự thưởng cho bản thân: Làm sao để không biến yêu chiều thành... chi tiêu quá đà?

Khi cảm xúc điều khiển ví tiền

Chi tiêu theo cảm xúc là hành vi mua sắm không dựa trên nhu cầu thực tế, mà xuất phát từ trạng thái tâm lý: buồn chán, cô đơn, stress, thất vọng, hay thậm chí quá hưng phấn.

Chị Hoàng Mai (32 tuổi, nhân viên truyền thông ở Hà Nội) chia sẻ:

“Có lần tôi cãi nhau với người yêu, lập tức vào mạng đặt 2 bộ váy và một máy dưỡng da mini. Lúc nhận hàng thì… cũng nguôi giận rồi, mà nhìn số dư tài khoản lại thấy tiếc”.

thumb-1-min-1239
Chi tiêu theo cảm xúc là thói quen nhiều phụ nữ mắc phải

Với nhiều phụ nữ, mua sắm là cách “xả stress” nhanh chóng, mang lại cảm giác kiểm soát, vui vẻ hoặc được yêu chiều. Tuy nhiên, cảm giác đó thường không kéo dài, còn hệ quả tài chính thì lâu bền.

Dấu hiệu bạn đang chi tiêu theo cảm xúc

Mua sắm khi buồn, stress hay chán nản

Sau một ngày làm việc mệt mỏi, nhiều phụ nữ có thói quen lướt sàn thương mại điện tử hoặc ghé trung tâm thương mại như một cách “xả stress”. Bạn mua một thỏi son, một chiếc váy hay vài món đồ không cần thiết, chỉ vì... thấy vui hơn. Nếu việc mua sắm luôn đi kèm với cảm xúc tiêu cực, bạn rất có thể đang chi tiêu theo cảm xúc.

Mua đồ vì sợ bỏ lỡ 

Flash sale, giảm giá sốc, "duy nhất hôm nay"... khiến bạn vội vã quẹt thẻ, đặt hàng vì sợ “mất cơ hội”. Nhưng sau đó, món đồ lại nằm trong tủ mãi không dùng tới. Nếu bạn thường xuyên mua hàng vì lời quảng cáo hấp dẫn hơn là vì nhu cầu thực sự, thì đây là dấu hiệu rõ ràng của chi tiêu cảm xúc.

Không nhớ mình đã tiêu gì

Bạn vừa nhận lương đầu tháng nhưng đến giữa tháng đã loay hoay vì ví trống rỗng, dù không có khoản chi lớn nào. Khi ngồi tính lại, bạn mới phát hiện mình đã tiêu nhiều cho những món nhỏ như trà sữa, mỹ phẩm, đồ trang trí... mà không hề ghi nhớ. Chi tiêu không kiểm soát là hậu quả thường thấy của việc mua sắm theo cảm xúc nhất thời.

Thường xuyên cảm thấy tội lỗi sau khi mua sắm

shopping-810x425-1241
Nhiều phụ nữ cảm thấy tội lỗi sau khi mua sắm

Nếu sau mỗi lần mua hàng, bạn có cảm giác áy náy, tự trách bản thân hoặc phải giấu người thân vì đã “lỡ tay” quá đà, thì đó chính là cảnh báo đỏ. Mua sắm nên mang lại sự thoải mái, không phải cảm giác day dứt – và chi tiêu theo cảm xúc rất hay dẫn đến hệ quả này.

Dùng mua sắm để “thưởng” cho bản thân quá thường xuyên

Phụ nữ hiện đại thường tự nhủ “mình xứng đáng” sau những cố gắng, nhưng nếu lần nào cũng thưởng bằng cách tiêu tiền – từ những bữa ăn đắt đỏ đến món đồ hiệu vượt ngân sách – thì bạn đang để cảm xúc chi phối ví tiền nhiều hơn lý trí.

Làm sao để kiểm soát chi tiêu cảm xúc?

Nhận diện và ghi chép cảm xúc khi tiêu tiền

Viết ra lý do bạn muốn mua món đồ đó – “cần thiết” hay “an ủi bản thân”? Sau vài lần như vậy, bạn sẽ bắt đầu nhìn rõ xu hướng cảm xúc điều khiển hành vi tài chính.

Chờ 24 giờ trước khi mua món không thực sự cần

istock-1268633605-17039203300411272787579-1706924566759-1706924567222274336559-1707900849036-1707900849160245262806-1243
Chi tiêu cảm xúc không phải điều xấu – nhưng nếu không kiểm soát, nó sẽ âm thầm bào mòn tài chính của bạn.

Trì hoãn là cách hiệu quả để phân biệt giữa nhu cầu và ham muốn nhất thời. Rất nhiều món đồ “phải mua ngay” hôm trước, hôm sau nhìn lại đã thấy không còn cần thiết nữa.

Tạo “quỹ cảm xúc” hợp lý

Không nhất thiết phải kìm nén hoàn toàn. Bạn có thể trích một khoản nhỏ mỗi tháng cho việc “tự thưởng”, để vẫn chăm sóc cảm xúc mà không ảnh hưởng tài chính.

Tìm cách giải tỏa cảm xúc lành mạnh hơn

Thay vì lướt app mua sắm, hãy thử đi bộ, nói chuyện với bạn thân, viết nhật ký hoặc làm việc gì đó sáng tạo. Bạn vẫn sẽ thấy nhẹ lòng – mà ví tiền không bị ảnh hưởng.

Chi tiêu cảm xúc không phải điều xấu – nhưng nếu không kiểm soát, nó sẽ âm thầm bào mòn tài chính của bạn. Là phụ nữ hiện đại, bạn có quyền nuông chiều cảm xúc, nhưng cũng cần học cách làm chủ nó.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục