Thứ ba, 15/07/2025
logo
Tiêu dùng thông minh

Chi tiêu trong hôn nhân: Làm sao để phụ nữ không biến thành 'bà nội trợ toàn thời gian' không lương?

Vi An Thứ ba, 15/07/2025, 12:30 (GMT+7)

Dành hết thời gian cho việc nhà, chăm con và quán xuyến chi tiêu mà không có thu nhập riêng, nhiều phụ nữ sau kết hôn dần trở thành “lao động không lương” trong chính gia đình mình. Làm sao để không rơi vào tình trạng đó và vẫn giữ được quyền tự chủ tài chính?

Tự thưởng cho bản thân: Làm sao để không biến yêu chiều thành... chi tiêu quá đà?

Bí quyết để con quý đồng tiền từ những việc nhỏ mỗi ngày

Mẹ bỉm thu nhập không đều: Cách quản lý tài chính không lo thiếu trước hụt sau

Sống cùng nhau nhưng chi tiêu thế nào? Đây là câu hỏi mà nhiều phụ nữ đã kết hôn âm thầm tự hỏi mỗi tháng. Từ khi lập gia đình, chị Thanh Thảo (35 tuổi, TP.HCM) nhận ra một điều: “Tôi bỗng dưng trở thành thủ quỹ, kế toán, nội trợ… mà không có một đồng thu nhập rõ ràng nào cho bản thân.”

Việc chia sẻ tài chính trong hôn nhân không đơn giản là góp gạo nấu cơm. Nếu không cẩn thận, phụ nữ dễ rơi vào vai trò “lao động không lương”, mất dần quyền tự chủ tài chính – và tệ hơn là đánh mất tiếng nói trong chính ngôi nhà mình vun đắp.

Phụ nữ có gia đình rồi có cần tiền riêng?

Nhiều phụ nữ nghỉ việc sau khi sinh con hoặc chọn công việc linh hoạt để chăm sóc gia đình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa họ không cần quản lý tiền hay giữ khoản riêng cho mình.

y-chi-tieu-trong-gia-dinh-hang-thang-nhu-the-nao-hop-ly-1200x800-3-17229335674572014053752-1724386391105-17243863912721271328788-1724566959756-17245669599141994858201-1546
Phụ nữ có gia đình rồi có cần tiền riêng?

“Tiền chồng đưa mỗi tháng đủ xoay xở chi tiêu, nhưng chẳng còn dư cho sở thích cá nhân. Tôi cảm thấy mình phải xin tiền cho từng thứ nhỏ nhất”, Thảo chia sẻ.

Câu chuyện của chị không phải cá biệt. Khi thu nhập không rõ ràng, không có khoản tiết kiệm riêng, phụ nữ dễ đánh mất cảm giác làm chủ cuộc sống của chính mình.

Ba sai lầm phổ biến khiến phụ nữ “mất quyền tài chính” trong hôn nhân

Phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập của chồng

Nhiều người nghĩ “chồng kiếm tiền – vợ giữ nhà” là cách phân công hợp lý. Nhưng nếu chồng kiểm soát toàn bộ nguồn tài chính và vợ không có tiếng nói trong việc chi tiêu – đó là dấu hiệu mất cân bằng nghiêm trọng.

Không có khoản tiết kiệm cá nhân

Dù chồng có đưa tiền sinh hoạt, nhưng nếu không tách riêng quỹ cá nhân, phụ nữ dễ bị lệ thuộc. Trong tình huống khẩn cấp, thiếu tiền riêng đồng nghĩa với việc mất đi khả năng ứng biến độc lập.

Không tham gia quản lý tài chính gia đình

Nhiều phụ nữ để mặc chồng lo toàn bộ tài chính. Điều này khiến họ không nắm được các khoản thu – chi, nợ nần hay kế hoạch lớn trong tương lai. Lâu dần, họ trở thành người “bên lề” trong chính mái ấm của mình.

Tài chính vợ chồng nên minh bạch, phân quyền rõ ràng

Thiết lập ngân sách chung và riêng

20240520_lmgcnomo-1546
Tài chính vợ chồng nên minh bạch, phân quyền rõ ràng

Dù thu nhập từ một hay hai phía, hãy cùng chồng thống nhất ngân sách chung (chi phí sinh hoạt, con cái, tiết kiệm...) và mỗi người nên có một khoản riêng – tùy thỏa thuận – để đảm bảo sự tự do cá nhân.

Tham gia quản lý tài chính gia đình

Ngay cả khi không đi làm, phụ nữ vẫn có quyền và cần tham gia vào các quyết định tài chính. Việc này giúp bạn hiểu rõ tình hình tài chính chung và chủ động hơn trong mọi việc.

Tạo thu nhập linh hoạt

Nếu không làm toàn thời gian, hãy nghĩ đến việc kiếm thêm từ online, làm cộng tác viên, bán hàng nhỏ hoặc dạy học tại nhà… Điều quan trọng là duy trì dòng tiền riêng, dù nhỏ vẫn mang lại sự tự tin.

Luôn có “quỹ khẩn cấp cá nhân”

Một khoản tiết kiệm cho bản thân – dùng trong trường hợp khẩn cấp hoặc đầu tư phát triển bản thân – sẽ giúp phụ nữ chủ động và tự tin hơn trong mọi tình huống.

Phụ nữ không nhất thiết phải kiếm nhiều tiền, nhưng nhất định phải có tiếng nói trong chuyện tiền bạc. Hôn nhân bền vững khi cả hai cùng sẻ chia – cả yêu thương và trách nhiệm tài chính. Đừng để tình yêu làm mờ ranh giới giữa “chia sẻ” và “phụ thuộc”.

Chọn làm vợ thông minh, không phải là để chi tiêu giỏi hơn, mà là để không bao giờ trở thành người gồng gánh vô hình – không lương – trong chính cuộc sống mình xây dựng.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục