Khoai lang lên mầm có ăn được không? Các câu hỏi thường gặp về khoai lang
Khoai lang có bao nhiêu calo? Ăn nhiều khoai lang có tốt không? Hãy cùng Tiếp thị và Gia đình giải đáp các thắc mắc về khoai lang dưới bài viết này nhé!
- Các câu hỏi thường gặp về khoai lang nhiều nhất
- 1. Ăn nhiều khoai lang có tốt không?
- 2. Khoai lang có bao nhiêu calo?
- 3. Đối tượng nào không nên ăn khoai lang?
- 4. Vỏ khoai lang có ăn được không?
- 5. Khoai lang không nên kết hợp với loại thực phẩm nào?
- 6. Khoai lang lên mầm có ăn được không?
- 7. Rau khoai lang có tốt không?
- 8. Thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang
Các câu hỏi thường gặp về khoai lang nhiều nhất
1. Ăn nhiều khoai lang có tốt không?
Khoai lang có nhiều lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe con người, tuy nhiên cần kiểm soát khẩu phần ăn khoai lang sao cho hợp lý.
Không nên ăn quá nhiều khoai lang cùng một lúc, nên chia nhỏ thành các thời điểm khác nhau.
Ăn quá nhiều khoai lang có thể gây vàng da và dư thừa vitamin A. Đặc biệt, một củ khoai lang nướng cả vỏ chứa 1.403 microgam vitamin A, gấp đôi lượng bạn thực sự cần. Nếu lạm dụng vitamin A có thể gây ra một số tổn hại cho sức khỏe, như lượng vitamin A dư thừa dự trữ trong gan và có thể tích tụ theo thời gian, khiến độc tố vitamin A phát triển.
Theo các chuyên gia, lượng vitamin A được khuyến nghị hàng ngày (RDA) là 900 microgam đối với nam giới và 700 microgam đối với phụ nữ.
2. Khoai lang có bao nhiêu calo?
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), trong 100g khoai lang sẽ bao gồm 86 calories. Tùy theo cách chế biến mà lượng calo trong khoai lang sẽ thay đổi.
- Trong 100g khoai lang chiên sẽ có khoảng 165 calo
- 100g khoai lang kén chứa 185 calo
- Khoai lang luộc chỉ có 86 calo/100g
3. Đối tượng nào không nên ăn khoai lang?
Người đang sử dụng thuốc tăng nồng độ kali
Khoai lang rất giàu kali và khi dùng chung với các loại thuốc làm tăng nồng độ kali trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc chẹn beta, có thể gây ra hấp thụ kali quá mức vào cơ thể.
Những người mắc bệnh tim
Người có bệnh về tim mạch nên tránh sử dụng khoai lang. Tiêu thụ khoai lang có thể làm tăng cao đột ngột lượng Kali trong cơ thể.
Nếu bị đầy bụng, bạn có thể pha nước gừng để uống. Quan trọng là bạn cần lưu ý không ăn khoai lang khi đói.
Người có tiền sử bị bệnh thận
Khoai lang chứa nhiều oxalate, một loại axit hữu cơ, người bị bệnh thận khi ăn khoai lang, oxalate lắng đọng trên sỏi đã có sẵn, làm tăng các triệu chứng như rối loạn nhịp tim, yếu tim và cơn đau sỏi thận. Khoai lang cũng giàu kali, bệnh nhân sỏi thận không nên ăn hơn 50g khoai lang mỗi ngày.
Người có hệ tiêu hóa kém
Trong khoai lang cũng chưa mannitol, một loại carbohydrate được gọi là rượu đường hoặc polyol. Mặc dù loại carbohydrate này không gây hại nhiều nhưng việc ăn quá nhiều có thể gây rắc rối cho những người bị khó chịu ở dạ dày như tiêu chảy, đau bụng, tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, sình hơi trướng bụng.
Ăn khoai lang khi đang đói cũng sẽ gây các triệu chứng trên đối với người bình thường.
4. Vỏ khoai lang có ăn được không?
Công dụng của vỏ khoai lang
Trong vỏ khoai lang chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin E, vitamin C, beta-carotene, và một số khoáng chất khác.
Bạn có thể tham khảo các thành phần dinh dưỡng có trong khoai lang tại đây.
Có nên ăn vỏ khoai lang không?
Khoai lang là loại củ mọc dưới đất nên cần lưu ý khi vệ sinh và bảo quản để loại bỏ bụi bẩn, thuốc trừ sâu hoặc mảnh vụn còn sót lại trên vỏ khoai lang. Phải rửa thật sạch trước khi nấu và ăn, không nên ăn những củ có lớp vỏ bên ngoài có vết côn trùng phá hoại, bị thâm đen hoặc nấm mốc.
5. Khoai lang không nên kết hợp với loại thực phẩm nào?
Khoai lang và quả hồng là hai loại thực phẩm không nên kết hợp hay ăn cùng với nhau, vì sau khi ăn khoai lang, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn. Khi phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày. Nếu muốn ăn chung, nên cách ít nhất 5 tiếng trước khi ăn khoai lang và hồng.
6. Khoai lang lên mầm có ăn được không?
Một số dấu hiệu cho thấy khoai bị hư như trên vỏ có các đốm nâu, đen, vết côn trùng cắn, bị sùng, hà, mọc mầm,... Nhiều người chỉ cắt đi những phần hư đó rồi sử dụng như bình thường, nhưng theo các chuyên gia, việc cắt bỏ cũng không loại bỏ được hết vi khuẩn đã ăn sâu vào trong khoai lang.
7. Rau khoai lang có tốt không?
Rau khoai lang có thể phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường, nhưng không tốt cho người mắc bệnh đường huyết thấp. Do đó, khi đói bạn không nên ăn rau khoai lang, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi.
Rau khoai lang giúp nhuận tràng, những người táo bón khi ăn quá nhiều có thể bị chuyển từ táo bón sang tiêu chảy.
Rau khoai lang cũng có chứa oxalic khiến nguy cơ mắc bệnh sỏi thận tăng cao nên không thể ăn thường xuyên. Để cân các chất dinh dưỡng bạn nên kết hợp ăn rau lang cùng thịt hoặc gan động vật.
8. Thời điểm tốt nhất để ăn khoai lang
Theo các chuyên gia khuyến nghị, thời điểm vàng để phát huy công dụng tối đa của khoai lang là buổi sáng, bên cạnh các món ăn khác như xôi, bún, phở….
Ăn khoai lang vào buổi sáng không chỉ mang tới cảm giác no bụng mà còn giúp bổ sung nhiều dưỡng chất quý giá cho cơ thể, giúp cung cấp đủ năng lượng cho các hoạt động trong ngày.
Hi vọng bài viết này có thể giải đáp các thắc mắc của mọi người về khoai lang. Tìm hiểu thêm về loại thực phẩm nhiều giá trị dinh dưỡng qua các bài viết khác dưới đây nhé.