Thứ tư, 15/11/2023, 10:46 (GMT+7)

Con đầu hay con thứ trong một gia đình sẽ thông minh hơn?

PV (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Sau nhiều cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng thứ tự sinh có liên quan nhiều đến trí thông minh của mỗi người.

Con đầu lòng thường thông minh hơn

Nghiên cứu tại Đại học Edinburgh (Anh) vào năm 2017 đã thực hiện kiểm tra IQ giữa 5.000 anh chị em từ sơ sinh đến 14 tuổi trong gia đình. Cứ mỗi 2 năm, những đứa trẻ này được kiểm tra IQ theo nhiều cách khác nhau. Kết quả cho thấy, con cả trong gia đình thường có khả năng tư duy nổi trội hơn, thông minh hơn con thứ. Tuy nhiên, sự phát triển cảm xúc thì hầu như không có sự khác biệt giữa các anh, chị em.

con dau long Tiepthigiadinh H1
Anh, chị lớn hơn được chứng minh là có tư duy tốt hơn khi lớn dần lên.

Một nghiên cứu khác của Jee-Yeon K. Lehmann, trợ lý Giáo sư khoa Kinh Tế thuộc trường Đại học Houston (Mỹ) được công bố trên tạp chí Journal of Human Resources cũng cho thấy, con đầu thường thông minh hơn các em của mình. Trẻ sẽ có kết quả học tập và nhận thức tốt hơn so với các em khi ở cùng độ tuổi.

Kết quả nghiên cứu dựa trên cuộc khảo sát quốc gia theo chiều dọc suốt thời niên thiếu của hàng ngàn thanh niên Mỹ có độ tuổi từ 14-21. Các nhà khoa học theo dõi sự tiến bộ và phát triển của các em từ lúc còn là trẻ sơ sinh đến khi trưởng thành nhằm mục đích xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của mỗi đứa trẻ như: tình cảm, hành vi, xã hội, việc làm, thu nhập, giáo dục... Những người tham gia khảo sát còn thường xuyên được phỏng vấn về các vấn đề: con thứ mấy trong gia đình, trình trạng sức khỏe, điểm thi, mối quan hệ với cha mẹ…

Tại sao con đầu lòng lại thông minh hơn?

Cha mẹ có xu hướng dành tất cả mọi thứ chúng

Bà Jee-Yeon K. Lehmann cho rằng, cha mẹ có xu hướng dành tất cả mọi thứ cho con đầu lòng của mình kể cả trong nhận thức lẫn trong hành động. Họ sẵn sàng đầu tư thời gian cho con. Nhưng với con thứ thì cha mẹ lại có xu hướng thư giãn hơn, họ biết trẻ cần gì và chỉ cung cấp những thứ mà họ cho là trẻ cần.

Nghiên cứu hàng ngàn thanh niên Mỹ ở độ tuổi 14-21 đã chứng minh điều đó. Khi chỉ có 1 đứa con, cả thế giới chỉ thu nhỏ lại bằng 1 đứa trẻ nên cha mẹ chỉ chăm chăm vào "thế giới" ấy. Do đó, những đứa con đầu lòng thường được kích thích về tinh thần nhiều nhất.

con dau long Tiepthigiadinh H2
Anh chị cả được cha mẹ quan tâm, lo lắng và dành nhiều thời gian hơn

Khi có đứa con thứ 2 hoặc thứ 3, cha mẹ phải dành thời gian cho tất cả lũ trẻ nên không thể chỉ chăm chút cho 1 đứa. Cha mẹ cũng đã có kinh nghiệm khi nuôi dạy đứa đầu nên cũng sẽ tự thay đổi cách giáo dục, biết rằng cho con bao nhiêu là đủ. Ngoài ra, những vấn đề về thời gian, kinh tế, công việc… cũng phân bổ sự chú ý của cha mẹ thành nhiều phần hơn.

Cha mẹ không quá nặng nề về thành tích từ con thứ 2

Nhà nghiên cứu Meri Wellace cho biết, thứ tự sinh có tác động rất lớn đến những đứa con. Con đầu thường được cha mẹ chăm sóc kỹ hơn, kỳ vọng nhiều hơn nên chúng cũng có những áp lực để trở nên hoàn hảo. Đây là lý do tại sao con cả thường được thúc đẩy thành công, phát triển trí tuệ tốt hơn.

Trong khá nhiều trường hợp, đứa trẻ thứ 2 sinh ra thường nhận được ít sự chú ý từ cha mẹ hơn và các bậc phụ huynh cũng không đặt nặng kỳ vọng vào chúng như con đầu lòng. Cũng có thể bởi cha mẹ có thể thấy không đạt được kỳ vọng từ đứa con đầu lòng nên buông lỏng giáo dục với đứa thứ 2…

Con đầu lòng trưởng thành hơn khi có em

Sau khi có em, con đầu lòng trở thành anh, chị. Chúng không còn là đứa con duy nhất trong một gia đình và điều này cũng có sự ảnh hưởng đến chúng. Vì cha mẹ còn bận rộn chăm sóc các em bé mới sinh nên anh, chị lớn đôi khi sẽ cảm thấy bị bỏ rơi. Đôi khi chúng cũng phải thay cha mẹ chăm sóc các em, chơi cùng em và dạy dỗ em… Vì thế, con đầu lòng thường có trách nhiệm hơn và thông minh hơn so với lứa tuổi.

Tuy nhiên, trí thông minh của một đứa trẻ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Không phải tất cả con thứ đều không thông minh, không trách nhiệm, không trưởng thành được như con đầu lòng. Quan trọng nhất để dạy nên một đứa trẻ thông minh vẫn là cách giáo dục của cha mẹ.

Cùng chuyên mục