Cha mẹ nên ứng xử thế nào với những đứa trẻ không nghe lời?
Những đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời thường làm cha mẹ đau đầu khi không biết làm thế nào để nuôi dạy cho đúng cách.
Các chuyên gia chỉ ra rằng, chống đối là một khía cạnh tự nhiên và được dự đoán trước trong quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ. Việc không nghe lời ở trẻ em có thể đến theo nhiều cách. Trẻ có thể nổi cơn thịnh nộ và đôi khi hành động hung hăng, nhưng chúng thường tham gia vào các hành vi hung hăng thụ động như tranh cãi, không tuân theo các quy tắc và tránh làm việc nhà….
Những hành vi trên có thể đến từ những căng thẳng ở trường học hoặc ở nhà hoặc đơn giản là không được cha mẹ chú ý đầy đủ. Trừng phạt trẻ trong những trường hợp thế này không mang đến hiệu quả tốt mà chỉ phản tác dụng. Thay vào đó, cha mẹ nên áp dụng những cách sau khi trẻ không nghe lời.
Cha mẹ giữ bình tĩnh
Một đứa trẻ nóng giận quá mức có thể trở nên nổi loạn. Cha mẹ nên cẩn trọng và tránh gây gổ với trẻ về hành vi sai trái của chúng. Cần phải chỉ cho trẻ thấy chúng đã sai ở đâu theo cách tử tế nhưng cứng rắn bằng cách mô tả những gì chúng đã làm sai và những gì chúng nên làm để thay thế.
Tốt nhất cha mẹ nên cung cấp cho trẻ một bản tóm tắt về kỷ luật trong nhà và ngoài xã hội. Bạn có thể vừa linh hoạt vừa cứng nhắc với những kỷ luật như vậy. Ngay cả khi bạn rất hòa thuận với con cái, thì vẫn phải có một ranh giới phân chia khi nói đến các quy tắc.
Giải thích với trẻ tại sao trẻ nên bình tĩnh
Ngay cả khi người lớn đã bình tĩnh thì trẻ vẫn có thể cáu giận và chống đối. Cha mẹ cần nhẹ nhàng giải thích lý do tại sao chúng nên thư giãn và tìm lý do khiến chúng cảm thấy khó chịu, không nghe lời. Đừng vội kết luận về cảm xúc của trẻ mà hãy yêu cầu trẻ giải thích lý do tại sao chúng cảm thấy có gì đó không công bằng. Luôn lắng nghe thay vì phủ nhận cảm xúc của chúng. Sau đó, cả cha mẹ và trẻ cần tìm các giải pháp để giải quyết vấn đề của chúng.
Đồng cảm và đưa ra lựa chọn khi có thể
Một sự kết nối chân thành là điều cần thiết trước khi đưa ra phán quyết về sự không tuân thủ của đứa trẻ. Thường xuyên nhắc nhở trẻ rằng cha mẹ luôn quan tâm đến chúng nhiều như thế nào khiến sự kết nối này bền chặt hơn.
Thay vì tỏ ra là người có thẩm quyền quyết định, hãy trở thành người biết lắng nghe. Những đứa trẻ cảm thấy an tâm và tin tưởng hơn khi chia sẻ tâm sự với cha mẹ như vậy. Hãy uốn nắn con cái của bạn một cách cẩn thận, và bạn sẽ thấy tiềm năng của chúng được phát huy khi chúng trưởng thành.