Bộ y tế đề xuất quy định tránh phóng đại một số loại sữa
Bộ Y tế đề xuất sửa đổi quy định về thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng nhằm ngăn chặn việc thổi phồng công dụng của sữa tăng chiều cao, sữa hỗ trợ xương khớp...
Bác sĩ nói gì về trào lưu uống nước chanh, mía, sả, gừng và muối biển để chữa suy thận
Bác sĩ được cấp giấy phép hành nghề phải thực hành khám, chữa bệnh trong bao lâu?
Thực hư quảng cáo lọc máu giúp loại bỏ mỡ máu, ngừa đột quỵ, gan nhiễm mỡ, tiểu đường?
Bộ Y tế cho biết đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Nghị định số 15/2018 quản lý thực phẩm theo hướng đơn giản hóa hồ sơ, trình tự thủ tục, thông thoáng cơ chế tiền kiểm (đăng ký bản công bố đối với thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt…; tự công bố đối với thực phẩm bổ sung và các thực phẩm thông thường)...
Bộ Y tế nhận định trong 6 năm thực hiện Nghị định số 15 đã phát sinh một số vấn đề bức thiết cần xem xét sửa đổi, bổ sung để phù hợp với thực tiễn và yêu cầu quản lý về an toàn thực phẩm.
Tại dự thảo này, Bộ Y tế đề xuất sửa đổi bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung (quy định tại thông tư số 43-2014 của Bộ Y tế) để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.
Theo đó, thực phẩm bổ sung là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác, được dùng thêm vào chế độ ăn uống hằng ngày.
Thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung; không được ghi, công bố khuyến cáo sức khỏe hoặc công dụng của thành phẩm bổ sung.

Bộ Y tế cũng đề xuất sửa đổi, bổ sung khái niệm về thực phẩm bổ sung và sản phẩm dinh dưỡng dành cho trẻ đến 36 tháng tuổi để kiểm soát tính năng, công dụng sản phẩm này.
Hiện nay Nghị định số 15/2018 chưa quy định và làm rõ các khái niệm trên, dẫn đến doanh nghiệp khó phân loại sản phẩm hoặc phân loại không đúng bản chất của sản phẩm công bố như tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, sữa điều trị xương khớp, sữa giúp ngủ ngon….
Dự thảo bổ sung quy định công bố lại sản phẩm khi có thay đổi về tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm, cơ sở sản xuất, xuất xứ, tên gọi, thành phần, công dụng, đối tượng sử dụng, liều dùng, nồng độ, hàm lượng, dạng bào chế, chỉ tiêu chất lượng và phương pháp kiểm nghiệm.
Theo Bộ Y tế, từ 2021 đến nay, thị trường có hơn 84.000 thực phẩm thông thường và 54.549 thực phẩm chức năng, trong đó 80,4% là sản phẩm trong nước từ 201 cơ sở sản xuất.
Quản lý chất lượng thực phẩm hiện tập trung kiểm soát an toàn vi sinh, kim loại nặng từ tiền kiểm đến hậu kiểm, đồng thời ngăn ngừa hành vi đưa chất cấm vào thực phẩm.