Bác sĩ nói gì về trào lưu uống nước chanh, mía, sả, gừng và muối biển để chữa suy thận
Chỉ cần một công thức đơn giản: nước chanh, nước mía, sả, gừng, và muối biển, nhiều người tin rằng có thể chữa khỏi suy thận, căn bệnh nguy hiểm vốn đòi hỏi sự điều trị y khoa nghiêm ngặt. Thậm chí có nhiều người đã bỏ thuốc, bỏ điều trị theo hướng dẫn của cơ sở y tế để dùng hỗn hợp này với hy vọng có thể tránh chạy thận.
Mặc dù không có cơ sở khoa học nào chứng minh hiệu quả của công thức này nhưng nhiều người bệnh vẫn áp dụng với hy vọng tránh phải chạy thận hay dùng thuốc lâu dài. Thế nhưng hậu quả của việc tin vào những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng có thể vô cùng nguy hiểm.
Thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Trương Minh Thế (Trường ĐH Y dược TP.HCM) cho biết: “Loại nước này cũng có tác dụng cho cơ thể cung cấp một số chất, tuy nhiên đối với bệnh nhân giai đoạn cuối cần can thiệp chạy thận nhân tạo thì tuyệt đối không nên sử dụng loại nước này mà không có sự giám sát của bác sĩ và chuyên gia có uy tín. Khi sử dụng hỗn hợp này, bệnh nhân có nguy cơ tăng cali máu, rối loạn điện giải thậm chí dẫn đến suy tim hoặc tử vong”.

Việc thực hiện các cách điều trị suy thận tại nhà sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh lý và khả năng của mỗi người. Trước khi thực hiện, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết về quy trình và phương pháp điều trị. Điều này đảm bảo rằng các phương pháp điều trị suy thận tại nhà mà bạn thực hiện là đúng và an toàn.
Hiện nay, có rất nhiều bệnh nhân tự điều trị suy thận tại nhà bằng các loại thuốc dân gian vì nghĩ đó là thảo dược thiên nhiên sẽ an toàn và không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc hay không có cơ sở khoa học thì sẽ có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Một số loại thảo dược có tác dụng hỗ trợ điều trị suy thận tại nhà thông qua việc kích thích đi tiểu, cải thiện chức năng thận như râu ngô, cây mã đề, rễ cỏ tranh, kim tiền thảo, chanh, sả, gừng và muối biển… Tuy nhiên, trước khi sử dụng bất kỳ phương thuốc nào, tốt nhất bạn cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để biết có an toàn và phù hợp với tình trạng sức khỏe hay không.
Cách điều trị suy thận tại nhà là một phương pháp hỗ trợ hiệu quả để khôi phục chức năng thận, khả năng kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ và cải thiện chất lượng cuộc sống cho những người bị suy thận. Tuy nhiên, những cách trên chỉ mang tính chất hỗ trợ cho các phương pháp điều trị suy thận Vì vậy bạn không nên phụ thuộc hoàn toàn vào những phương pháp điều trị tại nhà mà cần phối hợp với liệu trình chữa bệnh của bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp cơ thể xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ suy thận như khó ngủ, đau đầu, mệt mỏi, cơ thể suy nhược, da khô, ngứa ngáy, khó thở, huyết áp cao, tần suất đi vệ sinh nhiều hơn bình thường, nước tiểu có máu, mủ, cặn, nhiều bọt,… thì tốt nhất bạn nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh.
Cách lựa chọn thực phẩm cho bệnh nhân suy thận mạn
Người bệnh không nên: Ăn những thực phẩm chế biến sẵn có nhiều muối như cá khô, cá muối, thịt muối, cà muối, xúc xích, thịt hộp… Nếu muốn ăn các thực phẩm kể trên, cần kiểm tra lượng muối có trong thực phẩm và được tính toán cụ thể;

Ăn nhiều các thực phẩm nguồn gốc thực vật có nhiều đạm như đậu đỗ vừng, lạc, giá đỗ, rau ngót, rau muống, rau dền;
Thêm muối (nước mắm, gia vị, mì chính, muối...) vào khi chế biến và nấu món ăn
Uống các loại lá, rễ cây, thuốc gây quá tải cho thận.
Người bệnh nên: Đưa nước vào cơ thể hạn chế theo mức độ đào thải của thận, lượng nước đưa vào cơ thể: thông thường bằng lượng nước tiểu ngày hôm trước + 500ml nước.
Ăn nhạt, khi có phù hoặc cao huyết áp, lượng muối hằng ngày thay đổi tùy theo tình trạng bệnh. Chỉ nên ăn tối đa 3g/ngày tương đương với 15ml nước mắm (trong trường hợp không theo thực đơn cụ thể).
Nên chọn các ngũ cốc có lượng đạm thấp như miến, khoai củ, bột sắn. Nên ăn gạo, mì tối đa 200g/ngày tùy theo mức độ suy thận. Khi suy thận càng nặng thì lượng gạo, mì càng ít hơn.
Nên chọn các loại rau có hàm lượng đạm thấp như dưa chuột, bầu, bí, rau cải...
Nên ăn có mức độ các thực phẩm giàu đạm nguồn gốc động vật tùy theo mức độ suy thận.