Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 28/10/2023, 06:24 (GMT+7)

Ăn cơm vào buổi sáng có tốt không?

Cơm là thực phẩm xuất hiện trong bữa ăn trưa, ăn tối hàng ngày của người dân Việt. Còn buổi sáng thì sao? Chúng ta có nên ăn cơm vào buổi sáng không?

Có nên ăn cơm vào buổi sáng không?

Bữa sáng rất quan trọng với cơ thể, cung cấp năng lượng cho một ngày dài hoạt động. TS. Từ Ngữ - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội dinh dưỡng Việt Nam cho biết, nếu duy trì thói quen ăn sáng đầy đủ thì bữa sáng chính là bữa ăn cung cấp đáng kể lượng canxi, các vitamin thiết yếu và khoáng chất (vitamin A và vitamin C, kẽm và sắt) ở trẻ em và thanh thiếu niên.

an com Tiepthigiadinh H1
Bữa sáng có nên ăn cơm không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, từ bữa tối hôm trước đến sáng hôm sau, dạ dày “trống rỗng” khoảng 12-15 tiếng nên cơ thể rất đói và thiếu đường lên não. Nguồn năng lượng quan trọng cho hoạt động não chính là glucose, còn gọi là "đường huyết". Trong số đó, gạo là một nguồn cung cấp glucose tốt. Gạo chứa rất nhiều carbohydrate, qua đó cung cấp rất nhiều năng lượng cho ngày mới. Gạo cũng chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, phù hợp để ăn với rau củ cũng như chứa nhiều vitamin B9, đặc biệt là với gạo lứt.

Do đó các món ăn chế biến từ gạo như cơm, cháo sẽ hợp lý khi ăn vào đầu ngày. Những người đang muốn giảm cân hay có vấn đề tiểu đường thì ăn cơm buổi sáng cũng giúp ngăn tăng đường huyết.

Những lưu ý khi ăn sáng

Nên ăn sáng trước 7 giờ, vì từ 7 - 9 giờ sáng là lúc dạ dày hoạt động. Nếu không ăn thì dạ dày không có gì co bóp khiến nơi đây chứa nhiều axit gây nguy cơ cao về bệnh dạ dày. Tuyệt đối không nên ăn sáng muộn đến 10 giờ sáng vì quá gần bữa ăn trưa, không tốt cho sức khỏe.

an com Tiepthigiadinh H2
Nên ăn cơm nóng, mới nấu vào buổi sáng

Nên ăn cơm mới nấu vào buổi sáng chứ không ăn cơm nguội từ tối hôm trược. Về vấn đề này, PGS Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội chia sẻ, ăn cơm nguội không gây ung thư nhưng không tốt cho sức khỏe. Cơm là thực phẩm giàu dưỡng chất, tinh bột, đường nên rất dễ nhiễm khuẩn mà cụ thể là khi để ở nhiệt độ thường trong thời gian dài, những bào tử vi khuẩn trong cơm sẽ phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường cho vi khuẩn Bacillus cereus sinh sôi, phát triển. Khi nhiễm khuẩn, cơm nguội có thể gây ra chứng rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cấp.

Cần kiểm soát việc sử dụng glucose để làm nguồn năng lượng cho cơ thể. Nếu quá lạm dụng thì rất có thể có nguy cơ bị ảnh hưởng từ quá trình glycation và oxy hóa của các gốc tự do do glucose tạo ra ở bất cứ mô nào trong cơ thể. Nếu đã ăn cơm, bạn nên uống nước lọc và ăn hoa quả tươi vào bữa sáng để đảm bảo dinh dưỡng, tránh bổ sung quá nhiều calo, đường vào cơ thể như với sinh tố hoa quả.

Trà chứa tannin và cà phê chứa caffeine, đây là những chất chống lại chất dinh dưỡng, ức chế sự hấp thụ các chất dinh dưỡng như canxi và sắt. Do đó, hãy uống chúng nửa giờ sau bữa ăn chính của bạn.

Cùng chuyên mục