Vụ ngộ độc bánh mì Phượng: Số bệnh nhân tăng hơn 140 người
Ngành chức năng cũng yêu cầu hộ kinh doanh bánh mì Phượng cơ sở 2 tạm dừng hoạt động chế biến, kinh doanh để phục vụ công tác điều tra cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng.
Chiều 14/9, ông Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, có 141 người nhập viện liên quan vụ ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng cơ sở 2 (số 2B Phan Châu Trinh, phường Minh An, TP. Hội An). Trong số 141 trường hợp bị ngộ độc có 34 người nước ngoài có quốc tịch Australia, Anh, Nhật, Chi Lê và Đức. Hầu hết các bệnh nhân đều có triệu chứng sốt cao, nôn mửa, đau bụng, đi phân lỏng nhiều lần và kéo dài.
Hiện tại, các bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện đa khoa Sài Gòn Hội An (36 ca), tại Trung tâm Y tế thành phố Hội An (10 ca), tại Bệnh viện đa khoa Vĩnh Đức (23 ca), tại Phòng khám đa khoa Khang Cường, TP Hội An (28 ca), tại Bệnh viện đa khoa Khu vực Quảng Nam (5 ca), tại Trung tâm Y tế huyện Duy Xuyên (3 ca). Ngoài ra có 36 ca điều trị tại 3 bệnh viện ở thành phố Đà Nẵng…
Cơ bản các bệnh nhân được điều trị sức khỏe đã ổn định, có trường hợp đã được xuất viện. Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phối hợp các đơn vị liên quan tại thành phố Hội An điều tra nguyên nhân, lấy mẫu gửi Viện Pasteur Nha Trang để kiểm nghiệm, dự kiến khoảng 7 - 10 ngày sẽ có kết quả.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Quảng Nam đã lập đoàn kiểm tra, kết quả ban đầu cho thấy, khu vực sơ chế chưa đảm bảo vệ sinh, chưa phân biệt khu bảo quản nguyên liệu, thực phẩm, khu sơ chế, chế bến và khu vực khác. Cơ sở không có dụng cụ thu gom, chứa đựng rác thải, chất thải đảm bảo vệ sinh. Các dụng cụ sơ chế, chế biến như máy xay thịt chưa đảm bảo vệ sinh.
Cơ sở kinh doanh bánh mì Phượng đang tạm thời bị đình chỉ hoạt động để xác định rõ nguyên nhân vụ việc. Bên cạnh đó, ngành chức năng cũng yêu cầu hộ kinh doanh bánh mì Phượng cơ sở 2 tạm dừng hoạt động chế biến, kinh doanh để phục vụ công tác điều tra cho đến khi có kết luận của cơ quan chức năng. Đồng thời hướng dẫn cơ sở liên hệ với các cơ sở điều trị để chịu các chi phí cho việc điều trị người bị ngộ độc, tích cực phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc điều tra, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm. Các cơ sở y tế khẩn trương cấp cứu, điều trị đối với các bệnh nhân bị ngộ độc thực phẩm nói trên.
- Tiệm bánh mì ghi ngày sản xuất sau ngày bán
- Đang tìm nguyên nhân hơn 30 người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì
- Số người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã lên tới hơn 90 người
- Trẻ cần học những kỹ năng nào để ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra?
- Sở GD&ĐT Hà Nội hỗ trợ giáo viên, học sinh là nạn nhân vụ cháy tại chung cư mini
- Địa lí vẫn nằm trong danh sách môn lựa chọn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Số người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã lên tới hơn 90 người
- Ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn nguy hiểm thế nào?
- Người Việt cần làm việc bao nhiêu ngày để sở hữu iPhone 15 Pro?