Trẻ cần học những kỹ năng nào để ứng phó khi hỏa hoạn xảy ra?
Trang bị kỹ năng phòng cháy chữa cháy và xử lý khi có hỏa hoạn cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết và quan trọng trong đời sống hằng ngày.
Không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần được học và trang bị những kỹ năng cần thiết để ứng phó kịp thời khi xảy ra đám cháy. Ngay từ bây giờ, cha mẹ cần dạy trẻ những kỹ năng sống sau đây:
Giữ bình tĩnh
Cha mẹ cần dạy trẻ cách nhận biết được đám cháy, mùi khói, mùi khét, tia lửa… Khi xảy ra hỏa hoạn, đa phần trẻ đều hoảng sợ và không biết làm gì. Cần dạy trẻ kỹ năng giữ bình tĩnh để giúp trẻ tự tin hơn, nâng cao khả năng xử lý tình huống nhanh chóng và đúng cách. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thiệt hại và nguy cơ cháy lan trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn.
Tìm kiếm sự giúp đỡ từ người lớn
Trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xử lý đám cháy, hay nhận biết nguyên nhân dẫn đến hỏa hoạn. Vì thế, sau khi phát hiện ra sự cố và ổn định tinh thần, trẻ cần báo ngay cho cha mẹ, người thân. Trong trường hợp không có người lớn bên cạnh, trẻ cần kêu lớn hoặc sử dụng điện thoại để thông báo cho người nhà.
Cha mẹ hãy dạy trẻ ghi nhớ thông tin về số điện thoại của mình, người thân, hàng xóm và địa chỉ nhà ở. Một số điện thoại mà trẻ cũng cần nhớ khi phát hiện hỏa hoạn là 114 - đội cứu hỏa có trách nhiệm chuyên biệt trong việc xử lý các tình huống cháy nổ. Khi trẻ biết cách gọi 114 để thông báo tình hình và địa chỉ nhà, sự cố sẽ được giải quyết nhanh chóng và chuyên nghiệp hơn.
Thoát khỏi đám cháy
Cha mẹ cần dạy con kỹ năng thoát hiểm an toàn theo những điều sau:
- Vững tâm lý bình tĩnh, không căng thẳng, la hét, chạy loạn
- Không được mang theo những món đồ chơi hay vật quan trọng
- Không sử dụng thang máy khi có sự cố hỏa hoạn xảy ra. Để thoát hiểm an toàn phải thoát hiểm bằng thang bộ. Tìm ra lối thoát hiểm theo đèn hoặc thông báo chỉ dẫn có chữ EXIT màu xanh lá.
- Khi di chuyển cần cúi khom và men theo tường.
- Khi mở cửa thang bộ cần kiểm tra nhiệt độ cánh cửa tránh để lửa tạt vào người.
- Nếu nhiệt độ cánh cửa quá cao phải tìm lối thoát hiểm khác
- Nếu không có lối thoát phải chạy ra cửa sổ, ban công ra hiệu.
- Khi đã thoát ra ngoài cửa sổ hay hành lang hãy gây chú ý với nhân viên cứu hỏa bằng cách vẫy tay, la hét.
- Nếu gia đình tầng 5 trở xuống, có thể dùng đồ vải nối lại hoặc thang dây để leo xuống đất.
- Không nhảy vào hồ bơi, bể chứa hay thùng nước vì nước có thể bị nấu sôi khi bị lửa tác động.
- Không được nhảy từ tầng quá cao xuống đất nếu không có sự hướng dẫn của lực lượng cứu hộ.
Phòng tránh hít phải khói độc
Rất nhiều trường hợp tử vong khi xảy ra hỏa hoạn không phải do bỏng lửa mà do bị ngạt thở, nhiễm khói độc. Để tránh hít phải khói độc, cha mẹ cần dạy trẻ biết làm ướt khăn hoặc miếng vải bất kỳ rồi che mũi và miệng. Miếng khăn ướt có công dụng giống như tấm màng lọc không khí giúp trẻ hạn chế hít phải khói độc vào cơ thể.
Trẻ cũng không được đứng thẳng để thoát khỏi đám cháy mà phải cúi thấp người sao cho khoảng cách của đầu với mặt đất càng gần càng tốt và di chuyển tới lối thoát hiểm gần nhất. Thậm chí, khi cần thiết trẻ cần nằm bò xuống sàn để di chuyển, hạn chế hít phải khói độc.
Ngăn khói lan vào phòng
Trong trường hợp đám cháy xảy ra ngay lối thoát hiểm duy nhất khiến trẻ không thể tự thoát ra được, cha mẹ cần dạy trẻ bình tĩnh, giữ an toàn cho mình càng lâu càng tốt để kéo dài thời gian cho tới khi có người đến giúp trẻ. Cha mẹ cũng cần nhắc trẻ dùng khăn ướt để che miệng mũi trong trường hợp này.
Trẻ tuyệt đối không được nấp vào những nơi khó tìm hoặc không gian nhỏ. Nếu như trong phòng có cửa sổ hay ban công cần dạy trẻ đứng ở đó và kêu gọi sự giúp đỡ, dùng những tấm vải màu sắc để thu hút sự chú ý của người khác.
Dập lửa ở những nơi có khả năng
Cha mẹ dạy trẻ chỉ được tự dập lửa khi cảm thấy ngọn lửa nhỏ có khả năng mình dập được hoặc khi cần gấp bị lửa bén vào người. Đối với ngọn lửa nhỏ, hãy dạy trẻ cách sử dụng các dụng cụ dập lửa cơ bản như bình chữa cháy, bình phun nước hoặc khăn bông. Phụ huynh cho trẻ thực hành luôn hoặc tham gia vào các khóa trại hè để đội ngũ chuẩn lính cứu hỏa hướng dẫn con một cách an toàn.
Nếu phát hiện có lửa dính vào quần áo, trẻ cần nằm xuống sàn, che mặt, lăn qua lăn lại để dập tắt lửa hoặc chạy tới nơi có nước gần nhất để lấy nước dập lửa. Đồ trên người trẻ ướt cũng giúp trẻ giảm nguy cơ bị bỏng.
- 10 kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn mà bạn cần phải biết
- Ngộ độc khí CO trong hỏa hoạn nguy hiểm thế nào?
- Điều kiện về PCCC của chung cư mini quy định ra sao?
- Số người bị ngộ độc sau khi ăn bánh mì Phượng đã lên tới hơn 90 người
- Sở GD&ĐT Hà Nội hỗ trợ giáo viên, học sinh là nạn nhân vụ cháy tại chung cư mini
- Địa lí vẫn nằm trong danh sách môn lựa chọn của Kỳ thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025
- Khẩn trương làm rõ thông tin lạm thu tại trường THPT Thanh Miện III, Hải Dương
- 10 kỹ năng thoát hiểm khi gặp hỏa hoạn mà bạn cần phải biết
- Người Việt cần làm việc bao nhiêu ngày để sở hữu iPhone 15 Pro?