Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 13/07/2023, 10:58 (GMT+7)

Trẻ thông minh sớm sẽ có những hành động này trước 3 tuổi

Có nhiều hành động thể hiện sự thông minh sớm ở trẻ em dưới 3 tuổi, trong đó có cả những hành động tưởng chừng như gây khó chịu cho cha mẹ.

Thích cười

Bản năng đầu tiên của trẻ là khóc. Dù khát hay đói trẻ đều khóc để thể hiện mong muốn của bản thân. Nhưng khi trẻ có thể cười chứng tỏ trí não đang phát triển, trẻ biết cười sớm IQ cũng phát triển nhanh.

thong minh som Tiepthigiadinh H1
Những đứa trẻ hay cười sẽ phát triển IQ nhanh

Các chuyên gia y tế của Đại học Washington, Hoa Kỳ đã nghiên cứu mối quan hệ giữa tuổi tác và trí tuệ để đưa ra kết luận rằng những đứa trẻ thích cười thường rất thông minh. Tiếng cười chính là kết quả của sự hợp tác chặt chẽ của não bộ và tinh thần. Độ tuổi biết cười của trẻ cũng là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá khả năng phát âm. Vì thế, trẻ biết cười càng sớm thì chỉ số IQ càng cao và càng thông minh.

Thích bắt chước

Giai đoạn 0-6 tuổi là giai đoạn nhạy cảm bắt chước của trẻ và 2-3 tuổi là thời kỳ trẻ bắt chước tốt nhất. Hoạt động bắt chước của trẻ thể hiện khả năng ghi nhớ mà mong muốn khám phá thế giới bên ngoài. Nếu cha mẹ chú ý đến giai đoạn nhạy cảm bắt chước của trẻ và hướng dẫn hành vi bắt chước của trẻ một cách khoa học, thì trẻ có thể phát huy hết khả năng học tập và quan sát của mình.

Nghịch ngợm, thích khám phá

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, một đứa trẻ càng nghịch ngợm thì càng thông minh và có khả năng tiếp thu tốt hơn những đứa trẻ khác. Đứa trẻ thích khám phá thường có khả năng sáng tạo nhất định.

thong minh som Tiepthigiadinh H2
Nghịch ngợm là cách trẻ khám phá thế giới

Khi gặp khó khăn, trẻ sẽ không nản chí mà cố gắng giải quyết vấn đề một cách tốt nhất. Vậy nên, cha mẹ cần chú ý khuyến khích, hướng dẫn trẻ chơi đùa đúng cách và xử lý hậu quả những trò nghịch ngợm của trẻ một cách bình tĩnh. Như vậy trẻ có thể phát huy được khả năng và sự sáng tạo của bản thân.

Tính cảnh giác cao

Đứa trẻ thông minh thường cảnh giác và nhanh nhạy hơn so với những đứa trẻ khác. Trẻ sẽ sớm nhận biết ai là người thân quen, ai là người lạ và dễ dàng nhận ra cha mẹ trong đám đông cũng như vẫy chào cha mẹ…

Một số trẻ sẽ nhạy cảm về mặt cảm xúc và rất dễ cảm nhận thấy những thay đổi ở mọi thứ xung quanh. Trẻ sẽ cảm nhận được trên khuôn mặt của người mẹ là sự hạnh phúc hay là sự buồn rầu. Đây là giai đoạn cha mẹ nên thường xuyên giao tiếp để giúp trẻ phát triển khả năng tư duy.

Nói chuyện liên tục và luôn hỏi “Tại sao”

Tờ “Independent” của Anh từng thực hiện một cuộc phỏng vấn với 1.500 gia đình, số liệu thu thập được cho thấy: trung bình mỗi tuần, mỗi bà mẹ phải trả lời gần 500 câu hỏi cho con cái. Trong quá trình lớn lên, trẻ sẽ có một khoảng thời gian thắc mắc, lặp đi lặp lại những câu hỏi “Tại sao”. Điều này chứng tỏ trẻ đang phát triển, thông minh hơn. Những đứa trẻ tò mò và nhiều câu hỏi thường tự mình khám phá được tri thức và biến những tri thức đó thành của mình.

thong minh som Tiepthigiadinh H3
Trí tò mò sẽ giúp trẻ thông minh hơn

Các nghiên cứu đánh giá đã chỉ ra rằng hầu hết trẻ em từ 0-6 tuổi đều nói lắp khi nói. Trung bình trẻ học được 81 từ/ngày trước khi lên 2 tuổi. Từ 2 tuổi trở đi, khả năng ngôn ngữ và quan sát của trẻ phát triển mạnh mẽ, việc hỏi nhiều là dấu hiệu tốt cho sự phát triển trí não, giúp hình thành thói quen tư duy, sáng tạo tích cực. Nếu con bạn có thể nói đủ câu khi khoảng 2 tuổi, đó là dấu hiệu cho thấy bé có năng khiếu về ngôn ngữ.

Dám phản bác

Trẻ hơn 1 tuổi đã bắt đầu hình thành nhân cách của mình. Việc thích gây sự thường không phải là cố ý làm hòa với cha mẹ mà có nghĩa là trẻ đang bắt đầu học cách phán xét đúng sai trong sự việc. Những đứa trẻ có thể đặt câu hỏi và phản đối không chỉ tư duy nhanh nhạy và dễ thích nghi mà còn có tính cách quyết đoán hơn. Dám phản bác và dám phản kháng cũng là biểu hiện của sự thức tỉnh ý thức cá nhân. Khả năng quý giá này có lợi cho sự phát triển lâu dài của trẻ.

Thay vì khiển trách, cha mẹ nên lắng nghe con cái và tìm cách chỉ cho chúng phải trái, đúng sai. Chỉ cần đó không phải là điều vô nghĩa hay vấn đề nguyên tắc thì không cần phải chất vấn những gì trẻ nói. Với những trẻ đã hiểu chuyện, cha mẹ có thể phân tích rõ hơn lý do và bằng chứng, làm rõ logic của lập luận, điều này cũng giúp rèn luyện khả năng tư duy logic của trẻ.

Cùng chuyên mục