Tiếp Thị Gia Đình

Thứ ba, 19/09/2023, 06:14 (GMT+7)

Quảng cáo xuyên biên giới: Xét từ lợi ích của doanh nghiệp

Doanh nghiệp tuân thủ pháp luật khi quảng cáo xuyên biên giới không những tạo môi trường kinh doanh lành mạnh mà còn thể hiện rõ trách nhiệm với xã hội.

Chính sách “lấy doanh nghiệp làm gốc”

Công tác quản lý hoạt động quảng cáo xuyên biên giới ngày một nâng cao, minh chứng Là Chính phủ Việt Nam lần lượt ban hành Nghị định số 70/2021/NĐ-CP vào ngày 20/7/2021 và Nghị định số 129/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021. Chính sách mới được xây dựng dựa trên cơ sở “lấy doanh nghiệp làm gốc”, tức là xét từ lợi ích doanh nghiệp. Điều này hoàn toàn phù hợp với tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước, nâng cao vai trò và vị thế của doanh nghiệp đối với sự phát triển của kinh tế đất nước.

Nhiều quy định mới về hoạt động quảng cáo xuyên biên giới - Nhịp sống kinh tế Việt Nam & Thế giới

Ngay sau khi hai Nghị định trên được ban hành, các doanh nghiệp được tạo điều kiện rộng mở hơn khi tham gia vào các hoạt động quảng cáo xuyên biên giới. Đồng thời, hành lang pháp lý của nước nhà đã đáp ứng và phù hợp với nhu cầu thực tiễn, Chính phủ quản lý chặt chẽ, an toàn và bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Sau 2 năm triển khai nghị định, các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp đã nắm bắt và tuân thủ các chính sách pháp luật. Nhờ đó giảm thiểu, hạn chế nguy cơ sai phạm trong hoạt động quảng cáo xuyên biên giới tại Việt Nam.

Khi mạng xã hội trở thành công cụ phát triển “cuộc cách mạng bán lẻ mới” thì quảng cáo trực tuyến càng có “đất dụng võ”. Năm 2023, quảng cáo thông qua các nền tảng mạng xã hội vẫn là công cụ chính được doanh nghiệp quan tâm sử dụng nhất. Tuy nhiên, quảng cáo xuyên biên giới vẫn tiềm ẩn nguy cơ khi các nhãn hàng, thương hiệu bị gắn tên tràn lan vào những nội dung sai sự thật, xuyên tạc, chống phá Đảng và Nhà nước. Điều này gây ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp, là cái bẫy khiến doanh nghiệp sụt hố sâu, gián tiếp tiếp tay cho các hoạt động chống phá.

Siết quảng cáo xuyên biên giới: Không dễ! - Ảnh 1.

Thời gian qua, các thế lực thù địch đã lợi dụng YouTube nhằm truyền bá luận điệu sai trái, bịa đặt dẫn đến nhiều hệ lụy, nguy hại với xã hội và thuần phong mỹ tục của đất nước. Bộ Thông tin và Truyền thông đã xử phạt vi phạm 20 doanh nghiệp lớn nhỏ vì đặt quảng cáo có nội dung vi phạm trên mạng xã hội.

Điển hình vi phạm quảng cáo xuyên biên giới trong thời gian gần đây là Công ty TNHH Bayer Việt Nam (nhãn hàng Redoxon) vi phạm nội dung và không tuân thủ quy định báo cáo hoạt động khi kinh doanh quảng cáo, xử phạt 25 triệu đồng. GroupM do doanh nghiệp này điều hành đã thực hiện hành vi đặt sản phẩm quảng cáo của Công ty TNHH FrieslandCampina Việt Nam (nhãn hàng sữa Dutch Lady) trên kênh mạng xã hội Facebook có nội dung vi phạm Luật An ninh mạng.

Quản lý hiệu quả dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới trên nền tảng mạng xã hội

Việc các doanh nghiệp “bán” uy tín khi xây dựng các quảng cáo vi phạm pháp luật gây giảm sút giá trị, gây nhiễu và tạo ra môi trường cạnh tranh không lành mạnh. 

Giải pháp trong công tác quản lý quảng cáo xuyên biên giới

Cài đặt quảng cáo vào các nội dung xấu, độc, phản động trên các kênh, mạng xã hội được xác định là vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tới uy tín của doanh nghiệp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến vi phạm pháp hành quảng cáo như: cơ chế quản lý nội dung lỏng lẻo, nền tảng tự động gợi ý những kênh, nội dung độc hại,...

Để góp phần nâng cao giá trị quảng cáo xuyên biên giới, doanh nghiệp, chủ thể trực tiếp vào hoạt động quảng cáo cần thay đổi thói quen, nhận thức và hành vi của chính mình.

Thứ nhất, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo không được hợp tác với nền tảng vi phạm quy định pháp luật Việt Nam.

Thứ hai, doanh nghiệp cần chủ động rà soát nội dung quảng cáo trên mạng xã hội, đồng thời nhanh chóng xử lý các hoạt động quảng cáo có nội dung xấu, độc, hại, phản động, chống phá Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, doanh nghiệp là bên thuê quảng cáo cần lựa chọn đại lý chuyên nghiệp, uy tín và chất lượng để có kế hoạch đăng tải hiệu quả, chọn kênh đăng phù hợp.

Thứ tư, doanh nghiệp nên thực hiện theo khuyến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc sử dụng danh sách nội dung “đã được xác thực” (White List) và chủ động xây dựng danh sách “xấu độc” (Black List) để ưu tiên quảng cáo.

Quảng cáo trực tuyến là “con gà đẻ trứng vàng” nhưng có đẻ ra “trứng siêu lợi nhuận” mang tới lợi ích kinh tế hay không còn phụ thuộc vào cách vận hành của các doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh các loại hình quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo xuyên biên giới.

Cùng chuyên mục