Thứ bảy, 29/04/2023, 09:48 (GMT+7)

Quảng cáo âm thanh lên ngôi, quảng cáo trực tuyến bị GenZ 'chê'

Hoàng Ngân (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Quảng cáo âm thanh đang chiếm lĩnh trong lòng GenZ bởi những ưu điểm nổi bật, bên cạnh đó quảng cáo trực tuyến bị "ghét bỏ" bởi chất lượng ngày càng kém.

Business Insider ước tính khả năng chi tiêu của thế hệ GenZ là hơn 360 tỷ USD (số liệu năm 2022). Con số khổng lồ khiến các doanh nghiệp không thể bỏ qua tệp khách hàng tiềm năng này. Bằng chứng là ngày càng có nhiều chiến dịch và ý tưởng sáng tạo, thậm chí là tái định vị thương hiệu để hướng tới những người trẻ GenZ.

Trong số các kênh quảng cáo tiếp cận tệp khách hàng này, quảng cáo âm thanh đang vươn lên trở thành kênh được yêu thích. Vì sao lại như vậy?

Quảng cáo âm thanh thân thiện với thiết bị di động

Đối với thế hệ trẻ GenZ, điện thoại di động là món đồ không thể thiếu (sử dụng trung bình 9 tiếng/ngày - theo khảo sát của True List). Đi kèm với đó là sự yêu thích âm thanh vì họ cho rằng âm nhạc, audio streaming giúp giảm bớt cô đơn, giải tỏa stress và tăng cảm hứng làm việc.

Nghe nhạc, podcast là sở thích
Nghe nhạc, podcast là sở thích "chill" của giới trẻ

Trên thực tế, audio streaming được xếp hạng là hoạt động số một của GenZ, trong đó phải nhắc tới Podcast - hình thức âm thanh đang vô cùng nổi trội hiện nay. Thông qua cách tiếp cận này, cá nhân hoặc doanh nghiệp có thể phát âm thanh đa dạng các chủ đề: kinh doanh, truyền thông, cách kiếm tiền, marketing bán sách, bán khóa học, vui chơi giải trí,... Do đó, không có gì bất ngờ khi các quảng cáo âm thanh ngày càng phát triển.

GenZ ghét quảng cáo trực tuyến

So với bất cứ nhóm đối tượng nào thì GenZ vẫn là những người dễ dàng tiếp xúc với quảng cáo nhất, nhưng đồng thời cũng dễ sinh ra cảm giác khó chịu, bực tức với sự lặp lại của quảng cáo trực tuyến nhất. Theo thống kê, có tới ⅔ người được hỏi chọn sử dụng trình chặn quảng cáo để cảm thấy thoải mái và dễ chịu. Nếu tình cờ nhìn thấy, những người trẻ sẽ không ngại bỏ thêm vài phút tìm cách chặn để vĩnh viễn không phải nhìn thấy những quảng cáo đó.

Quảng cáo trực tuyến đối với GenZ ngày càng trở thành sự phiền phức
Quảng cáo trực tuyến đối với GenZ ngày càng trở thành sự phiền phức

Nhưng cũng thật kỳ lạ, GenZ lại xem quảng cáo âm thanh là điều có thể chấp nhận trong trải nghiệm nghe vì cho rằng không gây cảm giác phiền phức hay khó chịu. Hơn nữa, người dùng có xu hướng đeo tai nghe để thưởng thức âm thanh, podcast, phục vụ cho khoảng thời gian “chill” cực đã.

Dễ dàng tiếp nhận qua nhiều điểm tiếp xúc

Quảng cáo âm thanh được GenZ yêu thích là bởi vì sự gần gũi và khả năng xuất hiện ở mọi thời điểm mà không bị ngăn cản bởi yếu tố quảng cáo nào khác. Người dùng có thể lắng nghe âm thanh ở bất cứ đâu, dù là đang học hay đang làm việc. Thậm chí những người trẻ nhanh nhạy đang ứng dụng âm thanh để làm marketing, định vị thương hiệu cá nhân rất tốt.

Quảng cáo âm thanh tiếp cận dễ dàng với người dùng thông qua các điểm tiếp xúc
Quảng cáo âm thanh tiếp cận dễ dàng với người dùng thông qua các điểm tiếp xúc

Quảng cáo âm thanh hiểu insight GenZ

Những người trẻ thường giàu cảm xúc và đa cảm, vì vậy nếu muốn kêu gọi GenZ mua hàng thì điều quan trọng là phải đánh thẳng vào cảm xúc. Nhận biết được điều này, các thương hiệu đang chuyển sang quảng cáo âm thanh để truyền tải thông điệp và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới tệp khách hàng trẻ.

Nói chính xác thì quảng cáo âm thanh là bản nâng cấp hoàn mỹ của những lời thoại quảng cáo, những tiếng rao bán hàng truyền thống. Kết hợp với việc quan tâm tới insight khách hàng và sự phát triển của kỹ thuật số, loại hình quảng cáo này sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ hơn trong thời gian tới.

Cùng chuyên mục