Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 16/08/2023, 15:03 (GMT+7)

Những hậu quả mà trẻ phải chịu khi cha mẹ thường xuyên cãi nhau

Cãi nhau trước mặt con cái không chỉ dây rạn nứt hạnh phúc vợ chồng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm lý của trẻ.

Trẻ hình thành tâm lý căng thẳng và áp lực

Cha mẹ thường xuyên cãi nhau trước mặt con cái khiến cho không khí gia đình trở nên ngột ngạt, khó chịu. Trẻ sống trong bầu không khí này cũng cảm thấy cô đơn, căng thẳng và vô cùng mệt mỏi. Lúc nào trong đầu trẻ cũng xuất hiện những câu hỏi như  “Khi nào cuộc chiến này sẽ kết thúc”, “Cha mẹ có tiếp tục ở bên nhau không?”, “Con cái có bị bỏ rơi không?”…

cai nhau Tiepthigiadinh H1
Trẻ dễ bị tổn thương khi cha mẹ thường xuyên cãi nhau

Tình trạng này kéo dài khiến trẻ mất đi tập trung, căng thẳng dẫn đến dễ mất ngủ, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa, cân nặng bị giảm đột ngột…

Tính cách trẻ hung hăng và có hành vi tiêu cực

Con cái thường xuyên chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau sẽ có xu hướng trở nên hung hãn, chống đối, thậm chí là sử dụng bạo lực để giải quyết các vấn đề cá nhân. Trẻ sẽ hiểu nhầm rằng cãi lộn và bạo lực là biện pháp tốt nhất để xử lý các vấn đề xảy ra trong cuộc sống. Do đó, trẻ có thể trở nên hung hăng bất cứ lúc nào không được như ý và chống đối, phản kháng lại các ý kiến của bố mẹ, thầy cô, nhà trường.  

Cùng với tính cách hung hăng và bất cần trẻ dễ bị lôi kéo hoặc sa vào lối sống không lành mạnh như nghiện game liên tục, bạo lực với thú cưng, thức khuya, sử dụng mạng xã hội vì những mục đích xấu, ăn uống vô độ... Thậm chí, một số trẻ có thể sử dụng chất kích thích để quên đi những căng thẳng trong cuộc sống.

Trẻ thiếu tự tin, sống khép kín

cai nhau Tiepthigiadinh H2
Đối mặt với không khí căng thẳng của gia đình khiến trẻ muốn thu mình lại

Bên cạnh việc hình thành tâm lý chống đối, một số trẻ khi đối diện với sự mệt mỏi từ vấn đề của cha mẹ lại trở nên sợ hãi, e ngại và xấu hổ. Nhiều trẻ nhỏ cho rằng những xung đột xảy ra với bố mẹ đó chính là do lỗi của mình nên trẻ dần thu mình lại, sống khép kín và cảm thấy tự ti về bản thân.

Không thể bộc lộ cảm xúc ra bên ngoài, không có người lắng nghe tâm sự cũng khiến trẻ có xu hướng tránh né mọi người xung quanh. Điều này gây ra một hậu quả nghiêm trọng và thường gặp nhất ở những trẻ vị thành niên là gia tăng nguy cơ trầm cảm.

Một cuộc khải sát nhóm trẻ 15 đến 18 tuổi thường xuyên phải chứng kiến tình trạng bố mẹ cãi nhau trong thời gian dài đã chứng minh điều này. Theo kết quả khảo sát, những trẻ này có kết quả thấp và có nguy cơ cao mắc phải chứng bệnh trầm cảm, tỉ lệ cao gấp 4 lần so với bình thường.

Cùng chuyên mục