Tưởng lành tính, bột sắn dây có thể gây hại nếu bạn thuộc 1 trong 5 nhóm này
Ít ai biết rằng, bột sắn dây tưởng chừng lành tính này lại không phù hợp với một số người. Nếu sử dụng không đúng cách có thể gây phản tác dụng.
6 thực phẩm đừng dại bỏ vào ngăn đông vừa tốn điện vừa hại sức khỏe, bà nội trợ nào cũng nên nắm rõ
Đừng để vẻ ngoài đánh lừa: Chai thủy tinh còn chứa vi nhựa gấp 50 lần chai nhựa
Trà xanh và nghệ: Tưởng lành tính lại hóa hại gan nếu dùng sai cách
Lợi ích đáng giá của bột sắn dây
Bột sắn dây từ lâu đã trở thành loại thực phẩm quen thuộc trong đời sống người Việt, đặc biệt vào những ngày hè oi bức. Không chỉ giúp thanh nhiệt, giải khát, bột sắn dây còn được biết đến với nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Được chế biến từ củ sắn dây, bột sắn dây có vị ngọt nhẹ, tính mát. Trong y học cổ truyền, nó được xem là vị thuốc giúp thanh nhiệt, giải độc, chữa cảm nắng, sốt cao, tiêu chảy, nóng trong, mệt mỏi, viêm họng... Ngoài ra, nước bột sắn dây còn thường được dùng để giải rượu cho người say và hỗ trợ giảm triệu chứng nóng ruột ở phụ nữ.
Một số nghiên cứu hiện đại cho thấy bột sắn dây chứa flavonoid và isoflavone – những hợp chất có thể giúp cải thiện trao đổi chất, làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo, từ đó hỗ trợ phòng ngừa bệnh tiểu đường, béo phì và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Không phải ai cũng nên uống bột sắn dây
Dù mang nhiều lợi ích, bột sắn dây có tính hàn (lạnh), nếu dùng sai thời điểm hoặc không đúng cách sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt với những người cơ địa yếu.
Dưới đây là 5 nhóm đối tượng nên hạn chế hoặc tránh dùng bột sắn dây:
Người đang sốt kèm cảm lạnh
Với tính mát mạnh, bột sắn dây không thích hợp với người đang có biểu hiện cảm lạnh, rét run, ớn lạnh. Việc dùng có thể khiến tình trạng kéo dài hoặc trở nặng.
Người cơ địa hàn, thường xuyên tay chân lạnh
Những người hay bị lạnh bụng, dễ mệt mỏi, da xanh, thiếu năng lượng khi dùng bột sắn dây sẽ cảm thấy khó chịu, nặng bụng, tiêu hóa kém hơn.
Người bị huyết áp thấp, phong hàn
Bột sắn dây có thể khiến huyết áp tụt thêm, làm người bệnh cảm thấy choáng váng, mệt mỏi hơn. Đặc biệt cần lưu ý nếu người bệnh đang sử dụng thuốc điều trị.
Phụ nữ mang thai
Dù bột sắn dây có thể giúp giải nhiệt và giảm nóng trong thai kỳ, nhưng không nên dùng nếu cơ thể mẹ đang mệt, bị lạnh hoặc có dấu hiệu động thai. Bột sắn dây có thể kích thích tử cung co bóp, gây ảnh hưởng đến thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Trẻ nhỏ
Hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện, nếu dùng bột sắn dây sống dễ dẫn đến lạnh bụng, tiêu chảy. Nếu muốn dùng cho trẻ, cần nấu chín hoàn toàn, không thay thế bữa ăn chính, và chỉ dùng với liều lượng nhỏ.
Cách dùng bột sắn dây an toàn và hiệu quả
Để tận dụng tối đa công dụng của bột sắn dây, bạn nên dùng đúng thời điểm, đúng cách:
-
Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lần, đặc biệt tránh dùng khi đói vì có thể gây lạnh bụng.
-
Có thể thêm chút đường và vài giọt nước cốt chanh để tạo vị thơm ngon, dễ uống, nhưng không nên lạm dụng đường.
-
Không nên uống sống quá thường xuyên. Pha sống phù hợp với người khỏe mạnh, nhưng với người có hệ tiêu hóa yếu hoặc trẻ em, nên nấu chín để giảm tính hàn.
Gợi ý cách pha chế bột sắn dây
Cách pha sống (cho người lớn, cơ địa khỏe): Hòa 30–40g bột sắn dây với 200ml nước nguội, khuấy đều cho tan. Thêm đường và nước chanh tùy khẩu vị. Có thể thêm chút nước nóng nếu muốn ấm bụng.
Cách nấu chín (phù hợp với trẻ nhỏ và người tiêu hóa kém): Hòa bột sắn dây với nước lạnh, thêm chút đường, sau đó nấu trên lửa nhỏ và khuấy liên tục. Khi bột chuyển trong và đặc lại là dùng được. Có thể dùng nóng hoặc lạnh tùy sở thích.