Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 20/07/2024, 13:07 (GMT+7)

Người đàn ông phát hiện mắc cùng lúc 2 loại ung thư, bác sĩ tiết lộ đồng phạm là một đồ gia dụng trong nhà bếp 

Người đàn ông mắc ung thư thừa nhận có thói quen sử dụng chảo chống dính đã bị bong tróc trong thời gian dài chỉ vì tiết kiệm. Chính điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của ông.

36Thói quen hàng ngày có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe

Gia đình & Xã hội đưa tin, bác sĩ phòng chống độc Lưu Bác Nhân (Đài Loan, Trung Quốc) có chia sẻ trường hợp một bệnh nhân là nam mắc cùng lúc 2 loại ung thư, đó là ung thư thận và ung thư bàng quang mà không rõ nguyên nhân.

Sau khi tiến hành xét nghiệm, bác sĩ phát hiện chỉ số PFOS vượt quá mức cho phép. Nếu chỉ số của người bình thường là 3,5 - 25,7, tuy nhiên bệnh nhân này lại có chỉ số cao tới 35,97. Cùng với đó, một số chỉ số về thận khác cũng đều ở mức cao hơn bình thường.

Khai thác thói quen sinh hoạt của người bệnh, bác sĩ cho biết người đàn ông này thường xuyên dùng nồi, chảo chống dính đã bị bong tróc trong một thời gian dài. Tưởng chừng vô hại nhưng điều này lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chúng ta.

Theo bác sĩ, những chiếc nồi, chảo chống dính khi đã bị bong tróc, hư hại, khi ấy lớp chống dính sẽ rất dễ sản sinh ra các chất độc hại như Teflon. Những chất này nếu xâm nhập vào cơ thể sẽ rất khó để đào thải. Thời gian lâu dài sẽ khiến cơ thể có thể mắc các căn bệnh nguy hiểm.

Bên cạnh đó, thói quen rửa chảo nóng bằng nước lạnh là sai lầm nhiều chị em nội trợ mắc phải vì nghĩ rằng cách làm này có thể giúp rửa trôi các vết bẩn, dầu mỡ một cách dễ dàng. Thế nhưng, đây là việc làm sai lầm bởi khi chênh lệch nhiệt độ lớn sẽ khiến lớp chống dính phủ trên bề mặt chảo bị ảnh hưởng, dễ hư hỏng và tăng nguy cơ nhiễm độc vào thực phẩm.

ung-thu
Người đàn ông phát hiện mắc cùng lúc 2 loại ung thư là ung thư thận và ung thư bàng quang

Nếu vệ sinh lâu ngày bằng cách này còn lầm móp, nứt hoặc bong tróc màng sơn phủ trong nồi, chảo có lớp chống dính. Khi kim loại dưới lớp chống dính bị lộ ra ngoài và tiếp xúc với không khí dẫn đến oxy hóa sẽ tạo thành chất axit perfluorooctanoic (PFOA).

Chất này nếu vào cơ thể người sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì có thể tồn tại trong cơ thể con người tới 3 năm, nên nó không những ảnh hưởng đến tuyến giáp mà còn gây mãn kinh sớm ở phụ nữ, tăng lượng cholesterol xấu trong cơ thể, thậm chí ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Ủy ban Cố vấn Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ cũng đã phân loại PFOA là chất có thể gây ung thư.

Cách sử dụng nồi, chảo chống dính đúng cách để đảm bảo an toàn

Lựa chọn kỹ càng, cẩn thận

Để đảm bảo an toàn, bạn nên chọn mua chảo chống dính ở địa điểm uy tín, mua của thương hiệu lớn, các sản phẩm đều tuân thủ quy định liên quan về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Bên cạnh đó, người tiêu dùng nên chú ý đọc kỹ chất liệu và nhãn mác sản phẩm khi mua. Xác nhận độ chịu nhiệt của mỗi loại để từ đó sử dụng đúng mục đích.

photo-1-16963873718211121558381-1696389071448-16963890720531211516621-1696392119277-16963921202111898260588

Tránh để nồi, chảo không ở nhiệt độ cao

Thông thường dầu ăn sẽ có nhiệt độ bốc khói là khoảng 200°C, thịt thường cháy ở nhiệt độ từ 200°C đến 230°C. Nhưng nếu một chiếc chảo chống dính không có đồ ăn được đặt trên lửa sẽ có thể vượt qua mức nhiệt 260°C và giải phóng PFAS.

Vậy nên, bạn nên cho dầu ăn vào nồi chảo ngay từ khi nguội chứ không nên làm nóng chảo, nồi rồi mới đổ dầu vào. Và tốt nhất trong khi nấu, bạn nên bật máy hút mùi để tránh hít phải các chất độc hại dễ nhiễm vào không khí trong quá trình nấu nướng. Đồng thời chỉ nên nấu ăn ở mức lửa vừa và nhỏ.

Hạn chế làm trầy xước bề mặt nồi, chảo

Nhiều chị em nội trợ có thói quen dùng miếng cọ rửa kim loại để làm sạch chảo chống dính. Tuy nhiên, cách này rất dễ khiến bề mặt nồi, chảo bị trầy xước. Đồng thời, trong quá trình nấu ăn bạn nên sắm cho mình dụng cụ nấu ăn bằng chất liệu gỗ thay vì bằng kim loại để hạn chế việc trầy xước bề mặt.

photo-1-1696388300250854899373-1696389072919-16963890730371006531465-1696392120693-16963921208171991611436
Nhiều người có thói quen sử dụng miếng kim loại để cọ rửa nồi, chảo chống dính, tuy nhiên đây là một việc làm sai lầm (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nhiều người còn có thói quen gõ mạnh dụng cụ nấu ăn vào đáy chảo khi nấu, điều này rất dễ gây ra tổn hại cho bề mặt nếu sử dụng trong thời gian dài. Những vết xước trên chảo, nồi chống dính có thể là nơi những loại bụi bẩn, chất độc hại ẩn chứa gây ảnh hưởng cho sức khỏe.

Chú ý gia vị khi cho vào 

Rất ít chị em để ý đến điều này. Các loại gia vị có tính axit như giấm, nước tương, rượu... có thể khiến lớp phủ bong tróc, phát tán những chất có hại trong quá trình nấu nướng. Tốt hơn hết bạn nên đổ thức ăn ra đĩa rồi mới tiếp tục nêm nếm, tránh việc cho trực tiếp những gia vị này vào nồi chảo khi đang nấu.

Dù nồi chảo chống dính được cho là có khả năng chống axit và kiềm, tuy nhiên việc thêm giấm hoặc nước tương thực sự sẽ làm tăng tốc độ hòa tan của lớp sơn chống dính.

Thay thế khi bề mặt trầy xước

Dù chỉ một vết xước nhỏ trên bề mặt lớp chống dính của nồi, chảo cũng có thể giải phóng ra số lượng lớn hạt nhựa và gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người sử dụng. Đồng thời nồi, chảo cũng không đảm bảo được hiệu quả sử dụng như lúc mới đầu.

photo-1-16963887714611471749006-1696389090540-1696389090636941767078-1696392123023-1696392123143984526529
Chảo chống dính sau thời gian dài sử dụng cần được thay mới để đảm bảo hiệu quả (Ảnh minh họa)

Vì vậy, phương án tốt nhất là khi thấy chảo chống dính xuất hiện những vết xước ở khu vực đáy chảo hay lòng chảo, dù to hay nhỏ người dùng cũng không nên tiếc rẻ tiếp tục sử dụng. Thay vào đó hãy thay thế bằng những chiếc nồi, chảo mới.

Cùng chuyên mục