Tiếp Thị Gia Đình

Thứ bảy, 13/07/2024, 14:07 (GMT+7)

Phấn rôm trẻ em bị cảnh báo chứa chất ung thư, thực hư ra sao?

Cơ quan phòng chống ung thư (IARC) thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) mới đây đã thu hút sự chú ý của dư luận khi tiếp tục đưa thêm dẫn chứng về bột talc có trong phấn rôm trẻ em "có khả năng gây ung thư".

Thông tin từ VietQ.vn cho biết, cơ quan phòng chống ung thư (IARC) thuộc WHO mới đây đã đưa thêm dẫn chứng về bột talc trong phấn rôm có thể gây ung thư ở người. Cảnh báo này được đưa ra đã khiến không ít người bàng hoàng, hoang mang.

Theo IARC, có rất nhiều nghiên cứu liên tục cho thấy sự gia tăng tỷ lệ mắc ung thư buồng trứng ở những người thường xuyên sử dụng sản phẩm có chứa bột talc ở vùng đáy chậu. Ngoài ra, ung thư buồng trứng cũng được quan sát thấy trong các nghiên cứu về phơi nhiễm nghề nghiệp ở phụ nữ khi tiếp xúc với bột talc trong ngành giấy.

 phấn rôm chứa bột Talc

Để kiểm chứng, các nhà khoa học ở IARC đã cho những con chuột thí nghiệm phơi nhiễm với bột talc. Quá trình quan sát, các nhà khoa học phát hiện tỷ lệ mắc ung thư tủy thượng thận và ung thư phổi ở chuột cái tăng lên. Trong khi đó, chuột đực cũng xuất hiện các khối u ở tuyến thượng thận. 

Cùng với đó, những đặc điểm của chất gây ung thư (KC) cũng được các nhà khoa học ở IARC nghiên cứu để đưa ra những bằng chứng cơ học về khả năng gây ung thư. Theo đó, các nhà khoa học đã tìm ra bằng chứng rõ ràng chứng tỏ trong bột talc có các tính chất của chất gây ung thư KC, bao gồm gây viêm mãn tính (KC6) và làm thay đổi dinh dưỡng tế bào, tăng sinh và gây chết tế bào (KC10). 

Cũng theo IARC, hầu hết mọi người có thể tiếp xúc với bột talc dưới dạng phấn rôm hoặc mỹ phẩm. Tuy nhiên, quá trình khiến con người tiếp xúc đáng kể nhất với thứ bột này lại nằm ở quá trình khai thác, chế biến thành phẩm. Dẫu vậy, cơ quan này lại cho rằng tác động cụ thể, cũng như cách thức gây hại của bột talc vẫn "chưa được xác định một cách đầy đủ".

Thông báo này được IARC đưa ra sau ba tuần khi gã khổng lồ dược mỹ phẩm Johnson & Johnson đồng ý trả 700 triệu USD để giải quyết cáo buộc đánh lừa khách hàng về tính an toàn của các sản phẩm phấn rôm có chứa talc. 

Hãng dược mỹ phẩm của Mỹ không thừa nhận hành vi sai trái được nêu trong cáo buộc, tuy nhiên, họ đã thu hồi sản phẩm khỏi thị trường Bắc Mỹ vào năm 2020. Nghiên cứu công bố năm 2020 trên 250.000 phụ nữ ở Mỹ không tìm thấy mối liên hệ giữa việc sử dụng bột talc trên bộ phận sinh dục và nguy cơ mắc ung thư buồng trứng.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng dư luận không nên hiểu sau rằng đây là "bằng chứng rõ ràng" bởi dẫn chứng dẫn chứng của WHO không đủ để mang tính cảnh báo, vì thực tế "chưa có bằng chứng rõ ràng nào cho thấy việc sử dụng phấn rôm làm tăng nguy cơ ung thư".

Cùng chuyên mục