Bỏ đề xuất liên quan đến hoạt động quảng cáo của KOL/KOC, đại biểu nêu rõ lý do
Quy định yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (KOL/ KOC) phải trực tiếp sử dụng sản phẩm khi quảng cáo đã được lược bỏ do tính khả thi chưa cao, khó kiểm soát và thực hiện.
Chiều 6/1, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo (Luật Quảng cáo sửa đổi).
Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh cho biết, một số ý kiến cho rằng nội dung về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo chủ yếu quy định về nghĩa vụ, thiếu các quy định về quyền của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo. Một số ý kiến đề nghị rà soát để đảm bảo tính thống nhất giữa dự luật và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023. Trong đó, các quy định về nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (KOL/ KOC) là nội dung nhận được nhiều quan tâm.
Tiếp thu, nghiên cứu ý kiến đại biểu, dự Luật Quảng cáo sửa đổi mới nhất đã chỉnh lý Điều 15 gồm 03 khoản: Khoản 1 quy định về quyền của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo; Khoản 2 quy định về nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo nói chung; Khoản 3 quy định về nghĩa vụ người chuyển tải sản phẩm quảng cáo là người có ảnh hưởng, ngoài nghĩa vụ chung, có một số nghĩa vụ đặc thù.
Đáng chú ý, quy định về nghĩa vụ phải trực tiếp sử dụng sản phẩm khi quảng cáo mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm bổ sung trên mạng xã hội đã được lược bỏ do tính khả thi chưa cao, khó kiểm soát và thực hiện.
Dự Luật Quảng cáo sửa đổi mới nhất cũng yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải thực hiện nghĩa vụ về thuế khi phát sinh doanh thu từ dịch vụ quảng cáo theo quy định của pháp luật về thuế. Các cá nhân có nghĩa vụ phải cung cấp tài liệu liên quan đến nội dung quảng cáo theo yêu cầu của cơ quan thuế, hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu. Trong trường hợp nội dung quảng cáo không bảo đảm các yêu cầu theo quy định tại luật này, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Dù không yêu cầu phải trực tiếp sử dụng sản phẩm khi quảng cáo nhưng người chuyển tải sản phẩm quảng cáo phải có nghĩa vụ xác minh về độ tin cậy của người quảng cáo; kiểm tra tài liệu liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ quảng cáo.
Đối với quảng cáo trên mạng và quảng cáo xuyên biên giới, dự thảo Luật đã bổ sung, hoàn thiện quy định về quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (Điều 15a); về nghĩa vụ của người quảng cáo, người kinh doanh dịch vụ quảng cáo, người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, người phát hành quảng cáo tham gia hoạt động quảng cáo trên mạng (khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 23); về trách nhiệm của người kinh doanh dịch vụ quảng cáo khi thiết lập, vận hành nền tảng số trung gian để cung cấp dịch vụ (điểm g khoản 5 Điều 23).
Bài viết này thuộc series Theo dòng sự kiện
- Quốc hội tiếp tục thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
- Những con số làm 'nóng' nghị trường Quốc hội khi sửa đổi Luật Quảng cáo
- Đại biểu đề xuất đưa thực đơn nhà hàng vào phạm vi điều chỉnh của Luật Quảng cáo
- Người tiêu dùng không nên sử dụng những loại thuốc cảm lạnh và cúm sau
- Hàng nghìn giáo viên ở Hà Nội có thể mất tiền thưởng Tết vì lý do bất ngờ
- Mỹ phẩm Lê Vân bị 'tuýt còi' vì quảng cáo sai và sản xuất không phép
- Hà Nội: Ai đang 'hô biến' đất dự án để làm bãi trông giữ xe tại Khu đô thị Belleville?
- Đổi tiền lì xì Tết: Coi chừng mất ‘cả chì lẫn chài’
- Từ 2025, khi tham gia giao thông, người dân cần nắm rõ 2 khung giờ này để áp dụng theo quy định mới, tránh mất tiền oan