Để đảm bảo tính khả thi, một số ý kiến đề xuất dự thảo Luật Quảng cáo (sửa đổi) cần sửa đổi, bổ sung thêm một số quy định. Chỉ khi nhìn nhận ngành quảng cáo như một ngành kinh tế, các quy định quản lý mới có thể phù hợp với thực tiễn phong phú và hỗ trợ sự phát triển của ngành.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV dự kiến sẽ diễn ra từ ngày 5/5/2025 đến 30/6/2025. Trong đó, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo là 1 trong 34 luật dự kiến được xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Liên quan đến Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, nhà báo, đạo diễn Nguyễn Trường Sơn, đại diện Hiệp hội Quảng cáo Việt Nam đã có những đề xuất nhằm "gỡ khó" cho doanh nghiệp, giảm bớt gánh nặng cho cơ quan quản lý.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị nghị tiếp tục rà soát, hoàn thiện quy định về quảng cáo. Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo dự kiến trình Quốc hội, trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025) xem xét, thông qua theo đúng quy định.
Phần lớn ngân sách để sản xuất các chương trình truyền hình đều từ nguồn quảng cáo. Để đảm bảo quyền lợi hợp tác, các nhà làm phim buộc phải khéo léo lồng ghép quảng cáo vào phim. Bài toán đặt ra là cần nhận diện và quản lý thế nào đảm bảo sự hài hòa giữa các bên liên quan.
Quy định yêu cầu người chuyển tải sản phẩm quảng cáo (KOL/ KOC) phải trực tiếp sử dụng sản phẩm khi quảng cáo đã được lược bỏ do tính khả thi chưa cao, khó kiểm soát và thực hiện.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo sẽ tiếp tục được thảo luận trong Phiên họp họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Dự kiến Phiên họp sẽ diễn ra trong 1,5 ngày, ngày 6 và sáng ngày 7/1/2025, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội.
Theo các đại biểu, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo cần có những quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng chủ thể tham gia thị trường quảng cáo để tạo sự minh bạch.
Dự án sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo sẽ tạo lập hành lang pháp lý đầy đủ đồng bộ, thống nhất để quản lý hoạt động quảng cáo, hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng cáo phát triển.
Hoạt động quảng cáo phổ biến trên môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới đã và đang kéo theo nhiều khó khăn trong công tác quản lý nhà nước. Hiện Luật Quảng cáo chưa có quy định cụ thể về quyền, trách nhiệm của đối tượng tham gia, quy trình phát hiện và xử lý vi phạm mà nằm rải rác tại một số văn bản dưới Luật nên hiệu quả quản lý chưa cao.