Lá đu đủ: Tác dụng và cách dùng hiệu quả
Đu đủ là loại cây có tác dụng từ quả, lá đến hoa. Cùng Tiếp thị và gia đình đi tìm hiểu tác dụng của lá đu đủ nhé.
- Lá đu đủ có tác dụng gì?
- 1. Lá đu đủ có tác dụng gì? Tác dụng chống oxy hóa
- 2. Lá đu đủ có tác dụng gì? Duy trì lượng đường trong máu
- 3. Lá đu đủ có tác dụng gì? Hỗ trợ giảm rối loạn kinh nguyệt
- 4. Lá đu đủ có tác dụng gì? Hỗ trợ tiêu hóa
- 5. Lá đu đủ có tác dụng gì? Chống lại tế bào ung thư
- 6. Lá đu đủ có tác dụng gì? Điều trị các vấn đề về da
- Cách sử dụng lá đu đủ và những lưu ý
Lá đu đủ có tác dụng gì?
1. Lá đu đủ có tác dụng gì? Tác dụng chống oxy hóa
Lá đu đủ có chứa nhiều thành phần hóa thực vật, đáng kể như các alkaloid, saponin, flavonoid, glycoside, hợp chất phenolic, enzyme, axit amin, lipid, carbohydrate, vitamin và khoáng chất. Trong đó nhóm hợp chất thể hiện khả năng chống oxy hóa cao nhất phải kể đến các flavonoid. Và cũng nhờ vào các đặc tính chống oxy hóa này đã góp phần trực tiếp và gián tiếp trong việc truyền đạt các hoạt tính sinh học khác như hoạt động điều hòa miễn dịch, kháng vi-rút, trị đái tháo đường…
2. Lá đu đủ có tác dụng gì? Duy trì lượng đường trong máu
Các nghiên cứu trên chuột mắc bệnh tiểu đường cũng đã phát hiện ra chiết xuất từ lá đu đủ còn có tác dụng chống oxy hóa mạnh và giảm lượng đường trong máu. Điều này được cho là vì lá đu đủ có khả năng bảo vệ các tế bào sản xuất insulin trong tuyến tụy khỏi bị hư hại và chết sớm.
Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng những tác dụng tương tự hoặc tương tự có thể xảy ra ở người. Cần nghiên cứu thêm để xác định được xem lá đu đủ có thể được sử dụng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu cao ở người hay không.
3. Lá đu đủ có tác dụng gì? Hỗ trợ giảm rối loạn kinh nguyệt
Lá đu đủ có thể tạo ra điều kỳ diệu cho phụ nữ có kinh nguyệt. Chúng giúp giảm tình trạng đầy hơi xảy ra trong lúc đau bụng kinh. Thông thường, trà hoặc thuốc sắc được làm từ lá đu đủ rất hữu ích để điều trị các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS) như đau đầu, đau, khó tiêu và buồn nôn.
4. Lá đu đủ có tác dụng gì? Hỗ trợ tiêu hóa
Trà và chiết xuất từ lá đu đủ thường được sử dụng như một liệu pháp thay thế để giảm bớt các triệu chứng tiêu hóa khó chịu, như đầy hơi, chướng bụng và ợ chua. Lá đu đủ chứa nhiều chất xơ - một chất dinh dưỡng hỗ trợ chức năng tiêu hóa khỏe mạnh - và một hợp chất độc đáo gọi là papain.
5. Lá đu đủ có tác dụng gì? Chống lại tế bào ung thư
Theo nghiên cứu, các hóa thực vật trong lá và hoa đu đủ chủ yếu là các alkaloid, saponin, glycoside, hợp chất phenolic và flavonoid chịu trách nhiệm về đặc tính chống viêm và chống ung thư. Người bệnh ung thư tiền liệt tuyến, gan, cổ tử cung, phổi, tụy, vú… dùng dược liệu này được xem là có thể hỗ trợ điều trị bệnh.
Tuy nhiên, tác dụng chống ung thư của dịch chiết lá đu đủ chỉ mới được ghi nhận ở các nghiên cứu trong ống nghiệm và trên chuột, chưa có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng của lá đu đủ với tế bào ung thư của người, cũng như chưa xác định liều điều trị và độc tính.
6. Lá đu đủ có tác dụng gì? Điều trị các vấn đề về da
Lá đu đủ được dùng bằng đường uống hoặc bôi tại chỗ như một cách để giúp cho bạn duy trì một làn da mềm mại, sạch mụn và trẻ trung. Một loại enzyme phân giải protein trong lá đu đủ có tên là papain có thể được sử dụng tại chỗ như một chất để tẩy tế bào chết để loại bỏ tế bào da chết và có khả năng làm giảm sự xuất hiện của lỗ chân lông bít tắc, lông mọc ngược và mụn trứng cá.
Cách sử dụng lá đu đủ và những lưu ý
Cách chế biến lá đu đủ
1. Nước ép lá đu đủ
- Bạn lấy 5 - 10 lá đu đủ tươi. Rửa dưới vòi nước sạch 5-6 lần. Tiếp theo, cho toàn bộ lá vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn thành một hỗn hợp mịn.
- Lọc hỗn hợp bằng vải mỏng hoặc lọc qua rây cho đến khi gạn hết bã. Trộn nước ép lá đu đủ này với nước trái cây tươi và đổ vào chai thủy tinh.
2. Rau dớn xào lá đu đủ
- Nhặt rau rớn + lá đu đủ non (hoặc lá bánh tẻ) cùng ít hoa đu đủ đực.
- Rửa sạch. Đun sôi nước trần qua chín tới. Rồi đổ ra rổ cho ráo nước.
- Băm chút thịt mỡ hoặc 3 chỉ cho vào chảo rán cho ra mỡ.
- Đập tỏi phi vàng thơm, cho vào 1 thìa mẻ và cho mắm muối mì chính xào mẻ xoăn lại sệt sệt.
- Cho rau rớn + lá và hoa đu đủ đực nãy trần vào đảo đều cho ngấm gia vị, ngấm mẻ. Nêm nếm vừa ăn.
- Món này có vị hơi chua ngọt hơi nhặng đắng 1 chút.
Lưu ý khi dùng lá đu đủ
- Việc sử dụng lá đu đủ tương đối an toàn, tuy nhiên, vẫn có những trường hợp bị dị ứng với lá đu đủ và được khuyến cáo không nên tiêu thụ lá đu đủ dưới mọi hình thức.
- Không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Không dùng cho người dị ứng với các thành phần trong lá và hoa đu đủ.
- Thận trọng khi sử dụng cho trẻ em.
- Lựa chọn địa chỉ mua dược liệu uy tín, đảm bảo chất lượng; nếu tự thu hái, bạn cần loại bỏ cuống và nhựa, rửa sạch trước khi dùng.
- Tham khảo ý kiến bác sĩ về việc bạn được dùng hay không, liều lượng, thời gian sử dụng, cách theo dõi phản ứng phụ, cách chế biến dược liệu trước khi sử dụng lá đu đủ như một liệu pháp hỗ trợ điều trị bệnh.
- Hiện chưa có đủ bằng chứng để đưa ra khuyến nghị cho liều lượng chính xác cho từng công dụng có thể có của lá đu đủ. Tuy nhiên, dùng ba liều lên đến 30ml chiết xuất lá đu đủ mỗi ngày được coi là an toàn và hiệu quả để điều trị sốt xuất huyết.
Bài viết này thuộc series Dinh dưỡng
lợi ích của sữa hạt, các loại sữa hạt, lợi ích của sữa, ai nên uống sữa, sữa tăng chiều cao, sữa giảm cân
- Đu đủ được gọi là “quả trường thọ” giàu vitamin C hơn cả cam quýt
- Lợi ích tuyệt vời của đu đủ bạn có thể chưa biết
- Hoa đu đủ đực và những bài thuốc tốt cho sức khỏe