Thứ bảy, 27/05/2023, 06:00 (GMT+7)

4 nhóm thực phẩm được WHO khuyến cáo dễ gây ngộ độc Botulinum

Thanh Hoa (Theo Tiếp thị & Gia đình)

Thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum do WHO khuyến cáo gồm các sản phẩm đóng hộp, rau củ lên men,.. Mọi người dân cần lưu ý để bảo vệ sức khỏe cho mình và gia đình.

Mới đây, chùm ca bệnh ngộ độc vi khuẩn Clostridium Botulinum tại TP.HCM đã gây ra lo lắng cho nhiều người. Có tổng 6 bệnh nhân phải nhập viện do ăn chả lụa bán dạo, trong đó 1 ca tử vong và 2 ca trở nặng đã bị liệt hoàn toàn. Trước diễn biết này, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã đưa ra cảnh báo về các nhóm thực phẩm dễ gây ngộ độc Botulinum và yêu cầu người dân cần lưu ý.

Cụ thể, có 4 nhóm thực phẩm mà WHO đã đưa ra cảnh báo là:

  • Đồ hộp, đồ đóng gói sẵn

Đây là nhóm thực phẩm dễ tồn tại độc tố Botulinum bởi đặc điểm được đóng gói và bảo quản trong môi trường kỵ khí. Nếu quá trình sản xuất, vận chuyển và bảo quản không đúng cách, vi khuẩn Clostridium Botulinum có thể sinh sôi và phát triển trong đó. Đặc biệt, nên lưu ý đến các sản phẩm như thịt, trứng, phô mai, cá, sữa hay hải sản.

thuc-pham-dong-hop
Thực phẩm đóng hộp có nguy cơ nhiễm Clostridium botulinum khi không được chế biến và bảo quản đúng cách (Nguồn ảnh: Freepik)
  • Các sản phẩm chế biến sẵn từ thịt

Các món ăn được chế biến sẵn từ thịt như xúc xích, lạp xưởng, thịt nguội,..  là một trong những môi trường lý tưởng để vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển và gây hại đến sức khỏe người dùng. Cần cân nhắc, kiểm tra kỹ hạn sử dụng và có phương pháp bảo quản tốt các sản phẩm này.

  • Các loại rau, củ, quả lên men

Dưa muối, cà muối, kim chi là những món ăn phổ biến hằng ngày. Tuy nhiên, chúng rất dễ bị vi khuẩn Botulinum xâm nhập, đặc biệt là khi quá trình chế biến, lên men không đúng cách hoặc để quá lâu ngày.

thuc-pham-dong-hop-1
Vi khuẩn Botulinum có thể xâm nhập khi lên men rau củ không đúng cách hoặc để quá lâu ngày (Nguồn ảnh: Freepik)
  • Các thực phẩm chưa được nấu chín hoặc để ôi thiu

Thực phẩm chưa được nấu chín hoặc đã để quá lâu dẫn đến ôi thiu có chứa nhiều vi khuẩn, nấm độc hại. Đây cũng là môi trường thuận lợi để vi khuẩn Clostridium Botulinum phát triển.

Theo đó, để hạn chế các tình trạng ngộ độc thực phẩm, Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo người dân phải nâng cao ý thức trong ăn uống hằng ngày. Quá trình lựa chọn, làm sạch, chế biến đồ ăn phải đảm bảo vệ sinh an toàn. Không nên sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc và chưa được kiểm định.

Theo PGS-TS-BS Đỗ Văn Dũng cho biết, phần lớn độc tố C. botulinum sẽ bị phá hủy khi nhiệt độ cao. Vì thế, khi ăn chín, uống sôi có thể đảm bảo tương đối an toàn cho mọi người. 

thuc-pham-dong-hop-2
Ăn chín, uống sôi có thể hạn chế ngộ độc thực phẩm cho mọi người (Nguồn ảnh: Freepik)

Để tránh ngộ độc vi khuẩn Clostridium Botulinum, khi chế biến các món muối chua cần có đủ độ mặn (lượng muối 20%) hoặc kết hợp chua/mặn (lượng muối 5% và pH <5). Đối với đồ hộp, nhà máy sản xuất cần tiệt trùng kỹ thực phẩm trước khi đóng hộp. Song song với đó, người dùng cần đảm bảo phương pháp bảo quản thực phẩm tốt, không sử dụng khi đồ ăn để quá lâu hoặc có mùi vị lạ.

Cùng chuyên mục