Tiếp Thị Gia Đình

Thứ năm, 24/08/2023, 06:39 (GMT+7)

Xử lý tin nhắn rác, cuộc gọi quấy rối bằng hai cách

Người dân có thể xử lý tin nhắn rác và các cuộc gọi quấy rối bằng cách phản ánh qua tin nhắn hoặc website của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong 6 tháng đầu năm, Bộ Thông tin và Truyền thông đã cập nhập thông tin chính chủ với hơn 11 triệu thuê bao, khóa và phục hồi khoảng 2,5 triệu số điện thoại không chính chủ hoặc thông tin không chính xác. Tưởng rằng công cuộc này sẽ mở ra môi trường viễn thông lành mạnh hơn nhưng thực tế, người dùng vẫn phải đối mặt với hàng loạt các tin nhắn rác, cuộc gọi quấy rối, lừa đảo mỗi ngày.

Tình trạng tin nhắn rác, cuộc gọi quấy rối lừa đảo

Bà Lê Thị Mùi (52 tuổi, sinh sống tại An Giang) chia sẻ, bà luôn nhận được các cuộc gọi chào mời, đề nghị cho con tham gia các lớp học tiếng Anh, võ thuật, đến mua đất giá rẻ, vay vốn tài chính, thông báo vi phạm giao thông... Dù đã chặn cuộc gọi ngay sau khi nghe được thông tin rác nhưng chỉ là biện pháp tạm thời.

Tương tự, bà Nguyễn Thị Loan (43 tuổi) cho biết, bà thường nhận được các cuộc gọi chào mời với đủ thể loại như: mua bán hàng hóa, nhận việc làm lương cao, vay vốn online không lãi suất... Khi các đối tượng không lừa được thì buông những câu chửi rủa mạt họa, thậm chí hù dọa có đầy đủ thông tin của bà Loan, sẵn sàng gặp mặt bất cứ lúc nào.

Triển khai đầu số nhận phản ánh cuộc gọi rác mới từ tháng 11

Mặc dù Bộ Thông tin và Truyền thông đã quyết liệt trong việc gắn liền thông tin người dùng với thuê bao nhưng dường như chưa đủ để giải quyết hiện trạng quấy rối viễn thông như hiện nay. Một trong những lý do khiến tình trạng người dân vẫn nhận tin nhắn rác, cuộc gọi lừa đảo, quấy rối là việc mua SIM rác còn rất dễ dàng.

Nhiều cửa hàng bán SIM đã kích hoạt sẵn mà không yêu cầu người mua hàng phải xuất trình căn cước công dân. Không những thế, SIM còn được bán tràn lan trên các nền tảng TikTok, Shopee. Người dùng có thể mua số lượng lớn mà không cần phải đăng ký bất cứ loại giấy tờ nào.

11692831530.png

Hai cách xử lý tin nhắn rác, cuộc gọi rác

Người dùng có thể phản ánh tin nhắn rác, cuộc gọi gây rối thông qua hai cách sau:

  • Phản ánh qua SMS

Người dùng nhắn tin theo cú pháp hướng dẫn gửi tới đầu số 5656 (miễn phí):

  • Cú pháp dành cho cuộc gọi rác: V (nguồn phát tán) (nội dung cuộc gọi rác) gửi 5656.

Ví dụ: V(0123456789) (Cuộc gọi vay tiền tín dụng) gửi 5656

  • Cú pháp dành cho tin nhắn rác: S (nguồn phát tán) (nội dung tin nhắn rác) gửi 5656

Ví dụ: S (0123456789) (Mời gọi mua hàng) gửi 5656.

  • Phản ánh qua website

Người dùng truy cập website: https://thongbaorac.ais.gov.vn và thực hiện các bước theo hướng dẫn.

Độc giả có thể phản ánh cuộc gọi, tin nhắc rác qua website bộ TTTT bằng cách điền đầy đủ các thông tin yêu cầu như trên

  • Bước 1: Nhập số điện thoại phản ánh

  • Bước 2: Nhập số điện thoại phát tán tin nhắn, cuộc gọi rác

  • Bước 3: Nhập nội dung nhận được từ tin nhắn, cuộc gọi rác

  • Bước 4: Cung cấp bằng chứng về tin nhắn, cuộc gọi rác (ảnh chụp màn hình, ghi âm)

  • Bước 5: Nhấn nút phản ánh để nhận mã OTP

  • Bước 6: Nhập mã

  • Bước 7: Nhấn nút hoàn thành

Người dùng nên giúp sức cùng Bộ Thông tin và Truyền thông phản ánh các thuê bao rác bằng hai cách thức trên để nhanh chóng “xóa sổ” các thuê bao không chính chủ. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là hình thức xử lý tạm thời, không đủ triệt để khi SIM rác vẫn được bán với số lượng lớn (trung bình 60.000 SIM mỗi ngày). Thậm chí, các địa chỉ IP nước ngoài cho phép tạo tài khoản và cuộc gọi mà không phải chịu sự giám sát của nhà mạng Việt Nam.

Ông Trần Duy Hải - Phó Cục trưởng Cục Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông - khẳng định: “ Nếu các đại lý vẫn còn tình trạng kích hoạt SIM sẵn và bán tràn lan thì Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ đề xuất không cho bán trên kênh phân phối này nữa. Thứ hai là đề xuất với các nhà mạng tại Việt Nam về các chương trình khuyến mại, giảm giá tràn lan, dễ gây ra tình trạng các cuộc gọi miễn phí, giá rẻ, tạo ra cuộc gọi rác đến khách hàng”.

Cùng chuyên mục