Tiếp Thị Gia Đình

Thứ hai, 03/04/2023, 16:04 (GMT+7)

Virus hợp bào hô hấp nguy hiểm thế nào?

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là nguyên nhân gây ra bệnh đường hô hấp cho nhiều trẻ thời gian gần đây . Vậy nó là loại virus gì và mức độ nguy hiểm khi bị nhiễm virus thế nào?

Virus hợp bào hô hấp là gì?

Virus hợp bào hô hấp (RSV) là một loại virus có ARN sợi đơn, tên của nó được bắt nguồn từ việc các tế bào bị nhiễm bệnh hợp nhất thành một tế bào lớn. Điều kiện thuận lợi cho virus hoạt động mạnh mẽ là khí hậu đông – xuân và xuân – hè.

Khi virus tấn công vào cơ thể sẽ gây nhiễm trùng tại phổi cũng như ở đường hô hấp, có thể dẫn tới viêm phổi, viêm phế quản,... Đối với trẻ em, hầu hết nhiễm virus này vào thời điểm trước hai tuổi. Chúng cũng có thể gây bệnh cho đối tượng là người lớn và thường thì sau khi nhiễm virus từ 2 tới 8 ngày triệu chứng sẽ xuất hiện.

20191220_052836_349788_virus_rsv.max-800x800
Virus hợp bào hô hấp. Ảnh: Vinmec

Dấu hiệu nhận biết khi bị nhiễm virus hợp bào hô hấp 

Theo BS. Tăng Thị Minh Thu, khoa Nhi, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, virus hợp bào hô hấp xâm nhập vào cơ thể qua mắt, mũi hoặc miệng, khi bệnh nhân tiếp xúc gần với người mang mầm bệnh, hoặc sờ, chạm, nắm vào các bề mặt chứa virus. Trẻ thường ủ bệnh trong 4-6 ngày, sau đó sẽ biểu hiện triệu chứng.

Đầu tiên, trẻ có thể bị sốt; ngạt mũi, chảy nước mũi trong, keo dính; hắt hơi, đau họng; ho khan dữ dội; nôn khi ho.

- Trẻ thở nhanh nông, khò khè, tím môi, ngọn chi, rút lõm đồng ngực,...

- Các dấu hiệu điển hình của viêm đường hô hấp, gồm: nước mũi chảy nhiều, ho nhiều, sốt cao, họng đau, có thể cả đau tai.

- Trẻ thường kém ăn, bao gồm bỏ bú hoặc bú kém và bởi vậy mà trở nên mệt mỏi, ngủ không sâu, không ngon giấc.

- Trẻ quấy khóc, lừ đừ, không nhanh nhẹn.

Triệu chứng nặng hơn đó là xuất hiện các dấu hiệu của việc cơ thể bị thiếu nước trầm trọng như: trẻ khóc mà không xuất hiện nước mắt, thời gian không đi tiểu kéo dài, da nhăn nheo, mắt trũng sâu.

Với trẻ vốn có bệnh nền liên quan tới đường thở hoặc trẻ sinh non, có thể xuất hiện việc ngưng thở trong 15 tới 20 giây.

Virus hợp bào hô hấp và những biến chứng có thể gặp  

Bệnh thường gặp ở trẻ 2 tuổi nên những bé sinh non hoặc sơ sinh tiềm ẩn vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe có thể gặp biến chứng thành viêm phổi, phế quản, suy hô hấp gây nguy hiểm.

Cũng theo BS. Thu "Bệnh tiến triển nhanh, trẻ có thể khó thở, thở nhanh, tím tái, bỏ bú, co giật, thậm chí ngừng thở là dấu hiệu có thể xảy ra với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng", bác sĩ Thu nói, thêm rằng RSV gây ra một số biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa, hen phế quản.

với dấu hiệu sau:

- Thở nhanh hơn so với thông thường hoặc khó thở, khò khè.

- Triệu chứng ho càng trở nên trầm trọng hơn, dữ dội tới mức có thể kéo theo nôn ói.

- Cơ thể bơ phờ, mệt mỏi, đờ đẫn, chán ăn.

Bệnh hầu hết đều không gây ra mối đe dọa với tính mạng trẻ song khi các triệu chứng nặng như sốt cao, khó thở hoặc bơ phờ, lờ đờ, ho nặng, nôn ói nhiều,... cần đưa ngay tới các cơ sở y tế để cấp cứu. 

Xét nghiệm giúp xác định virus hợp bào hô hấp 

Xét nghiệm dịch tiết hoặc máu là cách xác định chính xác về sự tồn tại của virus trong cơ thể người bệnh.

Có thể thực hiện chụp x -quang để đánh giá nguy cơ viêm phổi.

Chăm sóc khi trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp

Cho trẻ ăn uống bình thường, đầy đủ chất. Có thể chia các bữa ăn nhỏ hơn, cho ăn đồ mềm, nước. Đặc biệt, chú trọng bổ sung nước cho cơ thể trẻ để làm dịu họng và loãng đờm.

Chỉ dùng các thuốc được bác sĩ chỉ định để tránh có thể dẫn tới tác dụng phụ hoặc nguy cơ không tốt, tái khám theo lịch.

article
Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp tăng cao. Ảnh: BV Nhi TW

Virus hợp bào hô hấp (RSV) có phòng ngừa được không?

Virus hợp bào hô hấp chưa có vắc-xin đặc hiệu nên gia đình cần phòng bệnh cho trẻ. Thời điểm giao mùa, cha mẹ cần lưu ý giữ ấm cho con bằng cách mặc quần áo nhiều lớp, có thể dễ cởi ra khi nóng lạnh thất thường.

Hạn chế cho trẻ ra đường, nơi gió lùa; cần mặc ấm, đeo khẩu trang nếu ra ngoài, đồng thời giữ vệ sinh mũi họng, nhỏ mũi thường xuyên. Dọn dẹp phòng ở của trẻ sạch sẽ, thoáng mát. Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý, nên cho trẻ bú sữa mẹ trong 6 tháng đầu và tiếp tục đến hai tuổi. Tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng.

Cùng chuyên mục