Thứ năm, 03/07/2025
logo
Địa ốc

Việt Nam vào top quốc gia công nghiệp có chi phí cạnh tranh nhất

VIÊN VIÊN Thứ năm, 03/07/2025, 14:30 (GMT+7)

Việt Nam tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những điểm đến có chi phí cạnh tranh nhất toàn cầu cho đầu tư công nghiệp và logistics, nhờ lợi thế đồng thời về giá thuê bất động sản, chi phí lao động và năng lượng.

Flamingo Golden Hill: Vị trí vàng sinh lời từ du lịch tâm linh và cụm công nghiệp FDI

Giải pháp để xử lý tình trạng dự án bất động sản ‘đắp chiếu’ nhiều năm

Bình Dương sắp có thêm 1.800 căn hộ

Theo báo cáo Tọa độ Động lực Công nghiệp toàn cầu 2025 ghi nhận ngành logistics và công nghiệp của hơn 120 thị trường trên toàn thế giới. Việt Nam là một trong số ít quốc gia hội tụ cả ba yếu tố cốt lõi này.

Dù giá thuê bất động sản công nghiệp năm 2025 đã tăng 70% so với năm 2019, mức giá thực tế vẫn rất hấp dẫn so với các thị trường trong khu vực. Cụ thể, giá thuê trung bình tại Hà Nội khoảng 6 USD/ft²/năm (tương đương 5,3 USD/m²/tháng), và tại TP.HCM là 5 USD/ft²/năm (tương đương 4,9 USD/m²/tháng).

Hoạt động logistics và sản xuất vẫn phụ thuộc đáng kể vào yếu tố con người. Nguồn lao động dồi dào và chi phí nhân công hợp lý là những yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn địa điểm đặt cơ sở, cũng như chiến lược vận hành, từ việc xác định công đoạn nào cần thực hiện tại chỗ đến mức độ đầu tư vào tự động hóa.

Tại Việt Nam, chi phí lao động hiện chỉ bằng chưa đến 25% mức lương trung vị toàn cầu, đưa quốc gia này vào nhóm có chi phí nhân công thấp nhất khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

screenshot-2025-07-03-065653
Giá thuê logistics bất động sản công nghiệp quý 4/2024. 

Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng điện trong các kho vận hiện đại ngày càng tăng – bao gồm hệ thống tự động hóa, quản lý thông minh, thiết bị xử lý vật liệu tiên tiến và xu hướng sử dụng xe điện. Điều này khiến chi phí vận hành trở thành một yếu tố ngày càng quan trọng trong bài toán đầu tư. Việt Nam tiếp tục ghi điểm khi chi phí điện cho sản xuất công nghiệp thuộc nhóm thấp nhất toàn cầu, chỉ cao hơn Indonesia và Nigeria.

Sự kết hợp của ba yếu tố chi phí cốt lõi – lao động, điện năng và giá thuê bất động sản – đã giúp Việt Nam trở thành một tọa độ đầu tư hấp dẫn trên bản đồ công nghiệp toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và logistics.

Bà Trang Bùi, Tổng Giám đốc, Cushman & Wakefield Việt Nam nhận định: “Bên cạnh lợi thế chi phí, Việt Nam còn hưởng lợi từ xu hướng “China+1” và chiến lược “nearshoring” – đưa sản xuất đến gần thị trường tiêu thụ hơn, đồng thời giảm phụ thuộc vào một khu vực địa lý duy nhất”.

Các nhà đầu tư nước ngoài đang tích cực tìm kiếm quỹ đất, hợp tác với nhà phát triển nội địa hoặc thuê lại tài sản hiện hữu để nhanh chóng triển khai hoạt động. Để tối ưu hiệu quả sản xuất, tìm nguồn cung và phân phối hàng hóa đến người tiêu dùng, doanh nghiệp cần xây dựng chiến lược bất động sản phù hợp, gắn liền với mục tiêu vận hành dài hạn, đại diện Cushman & Wakefield cho hay.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục