Tiếp Thị Gia Đình

Thứ tư, 11/09/2024, 14:00 (GMT+7)

Người đàn ông mắc bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời chỉ vì xỉa răng theo cách này

Người đàn ông bị nhiễm trùng răng miệng, tất cả đến từ một lần xỉa răng nhưng vì mắc bệnh tiểu đường, các chức năng thận kém buộc người này phải chạy thận suốt đời.

Người bệnh tiểu đường phải chạy thận suốt đời vì một vết thương nhỏ

Gia đình & Xã hội thông tin, vừa qua bác sĩ chuyên khoa thận Hong Yongxiang (ở Trung Quốc) đã chia sẻ về một bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường hơn 20 năm. Chức năng thận của người bệnh không tốt lắm nhưng vẫn ở mức ổn định. Trong lần tái khám, người ta phát hiện lượng đường trong máu lúc đói của bệnh nhân cao tới gần 300 mg/dl, đồng thời sốt nhẹ.

Điều tra bệnh sử được biết bệnh nhân không bị cảm, ho hay các triệu chứng khác. Tuy nhiên sau khi làm xét nghiệm máu, bác sĩ phát hiện bạch cầu tăng cao bất thường. Cuối cùng, tiến hành kiểm tra toàn thân chi tiết thì phát hiện khoang miệng bệnh nhân xuất hiện một vết loét màu trắng. Lý do người bệnh không nhận thấy điều đó vì bị tiểu đường và chức năng thần kinh tương đối chậm, bác sĩ giải thích thêm.

benh-tieu-duong
Ảnh minh họa

Khi ấy, người đàn ông tiết lộ, vài ngày trước khi nhập viện, sau bữa tối, khi đang muốn xỉa răng thì nhận thấy hết tăm nên đã lấy một chiếc "ghim bấm” duỗi thẳng để dùng xỉa răng nhưng đã vô tình làm thủng nướu răng của mình, có thể đã gây nhiễm trùng.

Do tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng, ngay lập tức bệnh nhân được chuyển đến khoa phẫu thuật răng miệng để làm sạch vết thương. Tuy nhiên vì trên người lại có bệnh nền là tiểu đường và chức năng thận kém nên phải nhập viện và uống thuốc kháng sinh. Bác sĩ cũng nói thêm, sau lần nhiễm trùng này, chức năng thận của bệnh nhân càng suy giảm, buộc người này phải chạy thận nhân tạo suốt đời.

Vết thương ở người bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Đa số người bệnh tiểu đường đều suy giảm hệ miễn dịch. Tế bào bạch cầu đóng vai trò là trung tâm của hệ thống miễn dịch. Đường huyết ở mức cao làm suy giảm chức năng tế bào bạch cầu khiến cơ thể giảm hoặc không còn khả năng chống lại vi khuẩn. Vì vậy, việc điều trị vết thương ở người bệnh đái tháo đường vô cùng khó khăn và dễ tái phát.

Đường huyết không được kiểm soát tốt làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Các mảng bám tích tụ bên trong thành mạch dẫn đến xơ cứng và thu hẹp mạch máu nên ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn. Điều này khiến dinh dưỡng, oxy… di chuyển chậm, thậm chí không đến được các tế bào ở (nhất là các vị trí tay, chân). Do đó, vết thương sẽ chậm lành hoặc không thể lành lặn.

vet-thuong-lau-lanh
Vết thương ở người bệnh tiểu đường nguy hiểm thế nào?

Trong những bệnh nhân tiểu đường thì người mắc bệnh thần kinh đái tháo đường dễ gặp nguy hiểm nhất. Người bị bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ khó nhận biết các tổn thương ngoài da khi có vật nhọn đâm vào, khiến vết thương ngày một trầm trọng hơn. Chính vì không cảm giác được tổn thương trên cơ thể và vết thương lâu lành nên đối tượng này càng tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Từ một vết loét, trầy xước, vi khuẩn sẽ theo máu di chuyển đến các mô, xương và khắp cơ thể. Nếu không được cấp cứu, chăm sóc kịp thời, người bệnh gặp những biến chứng nặng về tuần hoàn, rối loạn đông máu, hạ huyết áp, sốc nhiễm trùng… và dẫn đến tử vong.

Phòng ngừa biến chứng vết thương ở người bệnh tiểu đường như thế nào? 

Vết trầy xước, vết bỏng là những tổn thương không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Với người bình thường, sẽ dễ để khỏi những vết thương này, tuy nhiên ở người tiểu đường sẽ mất nhiều thời gian hơn, vết thương nhỏ cũng rỉ máu liên tục, vết thương lớn hơn có khi dẫn tới biến chứng cắt cụt chi. Vết thương lâu lành dễ tăng nguy cơ nhiễm trùng và thúc đẩy các biến chứng khác lên phổi, tim, thận…

Vậy nên, để tránh dẫn đến việc vết thương lâu lành, người bệnh cần làm những việc sau:

Xử lý vết thương

Khi bị loét, trầy xước, người bệnh tiểu đường cần rửa sạch vết thương và băng lại bằng gạc sạch, theo dõi kiểm tra hàng ngày. Nếu thấy vết thương không lành hoặc có biểu hiện lan rộng, sưng tấy, nổi mủ… bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức để được xử lý y tế kịp thời, tránh tình trạng nhiễm trùng nặng, hoại tử mô dẫn đến cắt cụt chi.

Kiểm soát đường huyết

Người bệnh đái tháo đường tuýp 1 phải dùng insulin, còn người bệnh đái tháo đường tuýp 2 có thể được điều trị nhiều phương pháp hơn: dùng insulin, các loại thuốc khác trị tiểu đường (nhóm Sulfonylurea, nhóm Biguanid, nhóm thuốc ức chế men Alpha-glucosidase…) và cần đặc biệt tuân thủ đúng lời bác sĩ dặn.

kiem_soat_benh_tieu_duong
Ảnh minh họa

Chăm sóc bàn chân

Với người mắc tiểu đường, vùng chân là nơi dễ bị tổn thương nên mỗi ngày bên cạnh việc vệ sinh, cắt móng cẩn thận, kiểm tra vùng da chân cũng là điều cực kỳ quan trọng. Không nên đi chân trần, chọn giày thoải mái, thường xuyên vệ sinh giày sạch sẽ để loại bỏ nấm mốc, vi khuẩn.

Thay đổi lối sống

Đây cũng là điều quan trọng mà người bệnh tiểu đường cần lưu ý. Bệnh nhân nên điều chỉnh chế độ ăn lành mạnh với nhiều chất xơ và protein (rau cải, xà lách, súp lơ, thịt, cá, trứng…), hạn chế thực phẩm nhiều tinh bột (cơm, bún…), đồng thời xây dựng thói quen tập thể dục đều đặn 30 phút mỗi ngày.

Cùng chuyên mục