Gợi ý thực đơn món chay cho người tiểu đường giúp ổn định đường huyết, đẩy lùi bệnh tật
Khi xây dựng thực đơn món chay cho người tiểu đường, cần lưu ý bổ sung các dưỡng chất phù hợp, ăn nhiều rau xanh và hạn chế đồ ngọt, tinh bột.
Bệnh tiểu đường là gì?
Khái niệm chung
Tiểu đường hay đái tháo đường là bệnh là bệnh rối loạn chuyển hóa đặc trưng bởi lượng đường trong máu luôn ở mức cao hơn so với bình thường. Lâu ngày, sự tích tụ khiến lượng đường ngày càng ở mức cao, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch và các bệnh lý nguy hiểm khác.
Phân loại bệnh tiểu đường
Tiểu đường tuýp 1
Là thể bệnh do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây giảm tiết insulin hoặc không tiết ra insulin, khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu.
Tiểu đường tuýp 2
Là thể bệnh mà insulin do tuyến tụy tiết ra mặc dù đạt số lượng như người bình thường nhưng lại giảm hoặc không có vai trò điều hòa lượng đường trong máu.
Tiểu đường thai kỳ và một số loại khác
Bệnh tiểu đường thai kỳ diễn ra ở phụ nữ mang thai và có thể gây ra một số vấn đề nguy hiểm cho người mẹ lẫn trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, một số chứng tiểu đường hiếm gặp khác có thể đến từ hội chứng di truyền, phẫu thuật, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng…
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường
Đối với tiểu đường tuýp 1
Do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy gây ảnh hưởng đến lượng insulin. Trong đó, có 95% là cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy. 5% còn lại có thể không rõ nguyên nhân (tuýp 1B).
Đối với tiểu đường tuýp 2
Tiểu đường tuýp 2 chưa được làm rõ nguyên nhân cụ thể, song có một số yếu tố gây nguy cơ như:
-
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường.
-
Bản thân từng mắc tiểu đường thai kỳ.
-
Có tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch
-
Tăng huyết áp
-
Thừa cân, béo phì.
-
Bị rối loạn dung nạp đường
-
Phụ nữ có hội chứng buồng trứng đa nang
Đối với tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, có nhiều phản ứng kích thích nhằm duy trì thai kỳ khiến tế bào tăng khả năng kháng insulin. Từ đây, lượng đường trong máu dễ bị tích tụ, dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị thừa cân, có tiền sử gia đình mắc bệnh hoặc bị rối loạn dung nạp glucose cũng dễ bị tiểu đường thai kỳ.
Người bệnh tiểu đường có nên ăn chay không?
Người bệnh tiểu đường có thể thực hiện chế độ ăn chay ngắn ngày để cải thiện tình trạng bệnh lý. Chế độ dinh dưỡng này chủ yếu là rau củ quả tươi sống nên rất giàu vitamin và chất xơ nên rất tốt cho sức khỏe.
Tuy vậy, người bệnh không nên ăn tùy hứng mà cần phải có thực đơn dinh dưỡng khoa học, phù hợp thì mới mang đến hiệu quả.
Ưu, nhược điểm của chế độ ăn chay đối với người bệnh tiểu đường
Ưu điểm tuyệt vời của chế độ ăn chay khoa học đối với người bệnh tiểu đường
Ổn định đường huyết
Các món chay cho người tiểu đường thường chủ yếu là rau củ, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… nên đặc biệt giàu chất xơ và vitamin giúp kiểm soát đường huyết.
Kiểm soát cân nặng
Ăn chay hấp thu nhiều chất xơ, chất béo thực vật có lợi và ít calo nên sẽ giúp người bệnh tiểu đường hạn chế tăng cân.
Tăng độ nhạy với insulin
Khi ăn chay sẽ có 2 loại chất xơ được nạp vào cơ thể: chất xơ hòa tan và không hòa tan.
- Chất xơ hòa tan (có trong đậu đen, chuối, táo, yến mạch, đậu Hà Lan…): Giúp làm chậm quá trình tiêu hóa, kiểm soát lượng đường và cholesterol trong máu.
- Chất xơ không hòa tan (có trong bột mì nguyên cám, quả hạch, hạt và vỏ trái cây, rau củ): Hỗ trợ độ nhạy insulin, cải thiện đường ruột.
Chất xơ có lợi trong chế độ dinh dưỡng giàu rau củ, các loại hạt sẽ tăng độ nhạy với insulin. Từ đó, giúp người bệnh ít phải sử dụng thuốc điều trị hơn và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.
Giảm mỡ máu
Chế độ ăn chay giúp giảm hấp thụ cholesterol xấu và chất béo trung tính, đồng thời tăng cường chất chống oxy hóa, hạn chế nguy cơ biến chứng tim mạch.
Một số nhược điểm của chế độ ăn chay
Dễ thiếu chất dinh dưỡng
Chế độ ăn chay có nguy cơ bị thiếu chất nếu không bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu. Đặc biệt, nhiều chuyên gia khuyến cáo người ăn chay dễ rất bị thiếu sắt, do đó, bạn cần phải chú trọng bổ sung hài hòa với lượng đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Ngoài ra, ăn chay sẽ không thể tiêu thụ protein từ động vật nên rất dễ thiếu hụt dưỡng chất này. Để giải quyết vấn đề này, hãy bổ sung đạm từ đậu phụ, đậu lăng, đậu nành, hạt chia…
Có thể tiêu thụ quá nhiều carbs
Chế độ ăn chay sẽ không đa dạng thực phẩm so với chế độ ăn uống thông thường. Nhiều người sẽ chọn cách bổ sung nhiều tinh bột để chống đói. Tuy nhiên, điều này lại vô tình khiến bạn tiêu thụ quá nhiều carbs, dẫn đến tăng lượng đường trong máu.
Cách xây dựng thực đơn ăn chay phù hợp với người bệnh tiểu đường
Xây dựng thực đơn món chay cho người tiểu đường bữa sáng
Bữa sáng, người bệnh tiểu đường nên ưu tiên ăn nhiều carb, protein từ trái cây, sữa hạt… để cung cấp năng lượng cho cơ thể và tránh hiện tượng hạ đường huyết.
Xây dựng thực đơn bữa trưa
Đối với bữa trưa, bạn nên ưu tiên cung cấp chất xơ, cân đối lượng protein và tinh bột để vừa cải thiện tiêu hóa, vừa duy trì đường huyết ổn định.
Xây dựng thực đơn bữa tối
Các món chay cho người tiểu đường vào buổi tối cũng cần ưu tiên chất xơ như bữa trưa. Tuy nhiên, ở thời điểm cuối ngày, bạn không cần quá nhiều năng lượng và chỉ nên ăn các loại trái cây nhẹ nhàng.
Xây dựng thực đơn bữa phụ
Bữa phụ chay nên gồm trái cây, các loại hạt giàu protein và chất béo. Đồng thời, hạn chế carb. Người bệnh tiểu đường nên ăn bữa phụ vào khung giờ giữa buổi như 9h sáng và 15h chiều.
Gợi ý thực đơn ăn chay cho người bệnh tiểu đường
Thực đơn ngày thứ 2
-
Bữa sáng (357 calo): 1 cốc sữa chua Hy Lạp, 1 bát ngũ cốc nguyên hạt nhỏ, 1/2 quả chuối.
-
Bữa phụ sáng (206 calo): 1/4 cốc hạnh nhân rang khô.
-
Bữa trưa (472 calo): 1 bát bún trộn rau củ.
-
Bữa phụ chiều (187 calo): 1 hộp sữa chua không đường, 4 quả óc chó.
-
Bữa tối (304 calo): 1 phần salad bơ rau củ với đậu gà.
Thực đơn ngày thứ 3
-
Bữa sáng (425 calo): 1 bát nhỏ cơm chay rau củ, 1 quả cam.
-
Bữa phụ sáng (200 calo): 1 cốc đậu nành xanh.
-
Bữa trưa (405 calo): 1 đĩa salad cải Kale với đậu phụ.
-
Bữa phụ chiều (187 calo): 1 cốc sữa chua Hy Lạp.
-
Bữa tối (453 calo): 1 phần bí ngòi nhồi rau củ nướng, 1 phần salad bơ xà lách với cà chua.
Thực đơn ngày thứ 4
-
Bữa sáng (268 calo): 1 phần bánh trứng với ớt chuông, đậu và phô mai, 1 quả lê.
-
Bữa phụ sáng (187 calo): 1 cốc sữa chua Hy Lạp, 3 - 4 quả dâu tây.
-
Bữa trưa (485 calo): 1 suất cà ri đậu gà rang, 2 cốc rau xanh và 1 quả cam.
-
Bữa phụ chiều (200 calo): 1 cốc đậu nành xanh.
-
Bữa tối (405 calo): Salad cải kale với đậu phụ.
Thực đơn ngày thứ 5
-
Bữa sáng (357 calo): 1 cốc sữa chua Hy Lạp, 1 bát nhỏ ngũ cốc nguyên hạt và 1/2 quả chuối.
-
Bữa phụ sáng (130 calo): 1 quả táo lớn.
-
Bữa trưa (372 calo): 1 suất mì Ý chay rau củ, 1 quả cam.
-
Bữa phụ chiều (114 calo): 1 cốc dâu đen, 2 quả óc chó khô.
-
Bữa tối (439 calo): 1 phần salad rau quả với đậu nành xanh, 2 lát bánh mì nguyên cám.
Thực đơn ngày thứ 6
-
Bữa sáng: 1 suất bánh trứng với ớt chuông, đậu và phô mai và 1 quả lê.
-
Bữa phụ sáng: 1/2 chén chè đậu đỏ.
-
Bữa trưa: 1 phần mì khoai lang rau củ và 1 quả táo.
-
Bữa phụ chiều: 1 cốc sữa chua Hy Lạp, 1 quả đào lớn.
-
Bữa tối: 1 phần salad đậu đen với hạt Quinoa.
Thực đơn ngày thứ 7
-
Bữa sáng: 1 phần rau củ cuộn rong biển sốt mayonnaise và 1 quả táo lớn.
-
Bữa phụ sáng: 3/4 cốc sữa chua Hy Lạp và 1/2 quả chuối.
-
Bữa trưa: 1 phần salad đậu đen với hạt Quinoa.
-
Bữa phụ chiều: 3/4 cốc việt quất và 2 quả óc chó.
-
Bữa tối: 1 phần mì xào giòn với đậu phụ và sốt đậu phộng.
Thực đơn ngày Chủ nhật
-
Bữa sáng: 1 cốc sữa chua Hy Lạp, 1 bát nhỏ ngũ cốc nguyên hạt và 1/2 quả chuối.
-
Bữa phụ sáng: 1 cốc đậu nành xanh.
-
Bữa trưa: 1 phần salad đậu đen với hạt Quinoa.
-
Bữa phụ chiều: 20 hạt hạnh nhân rang khô.
-
Bữa tối: 1 phần salad rau củ thập cẩm sốt kem.
Những lưu ý khi ăn chay đối với người bệnh tiểu đường
Các thực phẩm nên ăn nhiều
Các món chay cho người tiểu đường nên bổ sung bao gồm:
-
Các loại trái cây giàu vitamin, ít đường: Táo, ổi, cam…
-
Các loại đậu: đậu xanh, đậu nành, đậu đỏ…
-
Các loại rau xanh được chế biến đơn giản như ăn sống, hấp, luộc…
-
Các loại ngũ cốc nguyên hạt và yến mạch nguyên cám
-
Chất béo không bão hòa trong dầu đậu nành, dầu mè, sữa đậu...
Các thực phẩm nên hạn chế
Người bệnh tiểu đường không nên nạp vào cơ thể những loại thực phẩm sau:
-
Các loại thực phẩm nhiều đường: Bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, đồ ngọt nhân tạo, trái cây sấy khô...
-
Tinh bột: Cơm, phở, bún...
-
Đồ ăn có nhiều chất béo bão hòa, cholesterol…
- Thực đơn 7 ngày ăn chay cho người tập gym tăng cơ, giảm mỡ, lấy lại vóc dáng đầy sức sống
- Cẩm nang 5 món ăn chay cho người ốm đầy dinh dưỡng, hỗ trợ hồi phục nhanh chóng
- Cách làm các món ăn chay giảm cân ít calo, 'đốt mỡ' an toàn và hiệu quả nhất