Chủ nhật, 13/07/2025
logo
Gia đình

Bác sĩ cảnh báo: 4 nhóm người nên hạn chế ăn cà chua – đứng đầu là người mắc bệnh thận

Thanh Hoa Chủ nhật, 13/07/2025, 13:12 (GMT+7)

Cà chua giàu lợi ích nhưng không hề “thân thiện” với tất cả mọi người. Nếu bạn thuộc 1 trong 4 nhóm người này, hãy điều chỉnh cách ăn cho phù hợp

4 kiểu cà chua độc hại: Nhìn thấy nên tránh, dù giá rẻ đến mấy cũng đừng ham

Bật mí mẹo chọn cà chua tươi ngon, chín đỏ tự nhiên, không lo hóa chất gây hại sức khỏe, chị em nội trợ không nên bỏ qua

Giữ thận khỏe trong mùa hè: 6 cách đơn giản để cấp nước đúng cách cho cơ thể

Cà chua từ lâu đã được mệnh danh là “siêu thực phẩm” nhờ giàu vitamin, chất chống oxy hóa và lợi ích cho tim mạch, làn da lẫn hệ miễn dịch. Tuy nhiên, ít ai ngờ rằng, loại quả tưởng chừng lành tính này lại có thể gây hại nếu bạn thuộc 1 trong 4 nhóm người sau đây!

4 nhóm người không nên ăn cà chua

Người bị trào ngược dạ dày - thực quản

Nếu bạn thường xuyên bị ợ nóng, khó chịu vùng thượng vị, rất có thể bạn đang mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản (GERD). Với nhóm người này, cà chua không phải là lựa chọn lý tưởng.

Lý do là vì cà chua có độ acid cao, chứa nhiều acid malic và citric – những chất dễ kích thích dạ dày sản sinh nhiều dịch vị hơn. Khi lượng acid tăng cao, nó có thể trào ngược lên thực quản, khiến triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.

Đặc biệt lưu ý: Cà chua sống càng dễ gây kích ứng hơn do chưa qua xử lý nhiệt. Nếu bạn không muốn cảm giác nóng rát vùng ngực và ợ chua kéo dài, tốt nhất hãy hạn chế món salad cà chua tươi hay nước ép cà chua nguyên chất.

c9b74e2559255ce1aff1f958298cf9af1747012706-1542
Cà chua có thể không phù hợp với một số nhóm người

Người bị viêm loét dạ dày

Với người đang trong giai đoạn cấp tính của viêm loét dạ dày, cà chua dù tốt đến đâu cũng không nên nằm trong thực đơn.

Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương, việc tiếp xúc với acid tự nhiên trong cà chua sẽ gây kích ứng mạnh, làm tăng cảm giác đau thượng vị, buồn nôn, đầy hơi và khó tiêu. Không chỉ cà chua tươi, mà các sản phẩm chế biến từ cà chua như nước sốt, tương cà, súp cà chua… cũng đều có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Người bị hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa mạn tính gây đầy hơi, đau bụng, táo bón hoặc tiêu chảy. Với nhóm người này, cà chua không phải lúc nào cũng thân thiện.

Nguyên nhân là vì cà chua chứa hàm lượng acid và chất xơ cao, có thể gây khó tiêu, chướng bụng hoặc làm nặng thêm các triệu chứng của IBS. Đặc biệt, theo Lương y Trần Đăng Tài, những người có tỳ vị hư yếu hoặc phụ nữ kinh nguyệt không đều cũng dễ bị đầy bụng, khó tiêu khi ăn cà chua chưa nấu chín.

Người bệnh thận

Nếu bạn đang gặp vấn đề về chức năng thận, nhất là suy thận mạn, hãy thận trọng với cà chua – loại thực phẩm có thể âm thầm “gây họa”.

Người bệnh thận cần hạn chế hấp thu kali, vì thận suy yếu không thể đào thải tốt khoáng chất này. Một quả cà chua cỡ trung bình chứa gần 300mg kali – con số không nhỏ. Nếu kali tích tụ trong máu quá nhiều, sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim và các biến chứng tim mạch nguy hiểm.

Ngoài ra, cà chua còn chứa oxalat – một hợp chất có thể góp phần hình thành sỏi thận, nhất là với người có tiền sử sỏi hoặc dễ tích tụ cặn thận.

Vậy ăn cà chua thế nào mới an toàn?

Nếu bạn có hệ tiêu hóa nhạy cảm hoặc thuộc một trong các nhóm kể trên, việc ăn cà chua vẫn có thể an toàn nếu biết cách:

  • Nấu chín kỹ: Cà chua nấu chín giúp giảm độ acid và dễ tiêu hóa hơn. Súp cà chua hoặc cà chua hầm cùng rau củ là lựa chọn tốt hơn ăn sống.

  • Ăn lượng nhỏ, có kiểm soát: Không nên ăn cà chua với số lượng lớn trong một bữa. Hãy theo dõi cơ thể mình phản ứng như thế nào với từng lượng cụ thể.

  • Kết hợp với thực phẩm khác: Cà chua ăn cùng cơm, thịt, rau củ sẽ giúp trung hòa acid, giảm tác động đến dạ dày. Tránh ăn khi bụng đói.

  • Tránh cà chua chế biến sẵn: Các sản phẩm như tương cà, nước sốt đóng hộp thường chứa nhiều muối, đường và acid bổ sung – không tốt cho tiêu hóa.

Đọc thêm

Đừng bỏ lỡ

Cùng chuyên mục