6 sai lầm tài chính phụ nữ hay mắc khiến tiền 'bốc hơi' mỗi tháng
Không phải vì lương thấp mà ví luôn trống. Với nhiều phụ nữ, lý do khiến tiền “bốc hơi” mỗi tháng lại nằm ở những sai lầm tài chính tưởng chừng vô hại nhưng lại lặp đi lặp lại suốt nhiều năm.
Thẻ thành viên, tích điểm: Tiết kiệm thật hay chỉ là bẫy mua sắm?
Mẹ đảm chia sẻ bí quyết mua sắm thông minh cho gia đình 4 người: Chi tiêu hợp lý, tiện nghi đủ đầy
Muốn mua sắm thông minh, hãy học cách ‘soi’ review sản phẩm như một chuyên gia
Chị Thanh Huyền (30 tuổi, nhân viên văn phòng, Hà Nội) với thu nhập trung bình là 13 triệu đồng, chưa kể thưởng. Thế nhưng cuối tháng, cô thường xuyên rơi vào cảnh ví trống rỗng, phải tạm ứng lương hoặc vay bạn bè. Khi rà soát lại chi tiêu, Huyền nhận ra 6 lỗi “ngốn tiền” mà chị mắc phải.
Mua đồ giảm giá chỉ vì… rẻ
“Có tháng tôi tiêu gần 3 triệu chỉ để mua đồ giảm giá – toàn những thứ ‘đẹp nhưng không dùng đến’ như máy làm bánh mini, đèn ngủ đổi màu, hay váy mình biết chắc sẽ mặc đúng 1 lần".

Khuyến mãi là con dao hai lưỡi. Thay vì mua thứ mình cần, nhiều người lại mua vì thấy rẻ. Lâu dần, chi phí này trở thành một khoản “ẩn” lớn trong ngân sách mà không ai để ý.
Giải pháp: Trước khi mua, hãy tự hỏi “Mình sẽ dùng cái này bao nhiêu lần?”, “Có cần thiết lúc này không?”. Nếu câu trả lời là “không rõ”, đừng mua.
Không theo dõi thu – chi hàng tháng
Phụ nữ thường rất giỏi “ghi nhớ trong đầu”, nhưng lại hiếm khi ghi ra giấy hoặc dùng app quản lý chi tiêu.
“Tôi cứ nghĩ mình tiêu hợp lý, nhưng khi ghi lại mới hoảng: 1 triệu tiền trà sữa – cà phê, 800.000 tiền ship đồ ăn, rồi còn son môi với serum mua 2 lần/tháng”.
Giải pháp: Dùng app miễn phí như Money Lover, Sổ Thu Chi Misa, hoặc sổ tay đơn giản. Khi có số liệu cụ thể, bạn sẽ kiểm soát được dòng tiền.
“Chi sang” để cảm thấy xứng đáng với công sức
“Làm việc cả tháng vất vả, mình xứng đáng được mua đôi giày đẹp, bữa ăn sang hay túi xách mới – tôi từng nghĩ vậy”.
Đây là tâm lý phổ biến. Nhưng nếu không kiểm soát, “xứng đáng” sẽ trở thành cái cớ để tiêu vượt mức.
Giải pháp: Dành một khoản “thưởng bản thân” cố định mỗi tháng (ví dụ 500.000–1 triệu), chi tiêu thoải mái trong giới hạn này để vừa hài lòng, vừa không lo lạm chi.
Đầu tư cảm tính – nghe theo lời bạn bè
Huyền từng đổ gần 10 triệu vào mỹ phẩm xách tay để bán online vì bạn thân rủ rê. Kết quả: ế hàng, lỗ vốn, đành “tặng dần” làm quà.

Giải pháp: Chỉ đầu tư vào lĩnh vực mình hiểu rõ và có kế hoạch cụ thể. Với các mẹ bỉm, nhân viên văn phòng, hãy ưu tiên tiết kiệm có kỳ hạn, mua vàng, hoặc tham khảo chuyên gia trước khi đầu tư tài chính.
Không lên kế hoạch tài chính dài hạn
Nhiều phụ nữ nghĩ: “Có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu”, không lập kế hoạch tiết kiệm cho tương lai, nghỉ hưu, hoặc con cái.
“Tôi từng nghĩ còn trẻ thì sống cho hiện tại. Nhưng giờ sắp có con, mới thấy mình không hề có nền tảng tài chính nào”.
Giải pháp: Mỗi tháng nên trích ít nhất 20% thu nhập để tiết kiệm dài hạn, chia thành các mục tiêu như: mua nhà, học phí con, quỹ hưu trí… Việc này không bao giờ là quá sớm.
Phụ nữ hiện đại cần thông minh không chỉ trong công việc, mà còn trong quản lý tài chính cá nhân. Tránh 6 sai lầm trên là bước đầu giúp bạn “bịt lỗ rò” tài chính và tạo nền tảng vững chắc cho tương lai.